Xung quanh câu chuyện "Khách vay tiền bị ép mua bảo hiểm nhân thọ", nhiều độc giả VnExpress bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ những trải nghiệm không mấy thoải mái khi phải đối phó với yêu cầu mua bảo hiểm để được vay tiền từ phía ngân hàng:
Tôi cũng bị ép, nhưng quyết không mua bảo hiểm, họ muốn xử lý thế nào thì tùy. Tất cả hồ sơ đã duyệt xong, sổ cũng cầm rồi, giờ hẹn đến giải ngân nhưng bị bắt mua bảo hiểm 20 triệu/ năm. Tôi quyết không mua. Thế rồi ngân hàng cũng không ép được nữa. Sau đó họ phải tư vấn, năn nỉ mãi. Tôi cứ hứa sẽ nghiên cứu thêm. Cuối cùng, ngân hàng vẫn phải giải ngân. Chứ mà không làm🍎 căng là bị ép mua ngay.
Tôi cũng gặp phải trường hợp tương tự, nhân viꦛên ngân hàng còn mua trước bảo hiểm xong rồi mới báo. Tôi không chấp nhận, cuối cùng nhân viên đó phải trừ 19% hoa hồng bảo hiểm tôi mới chịu. Mọi chuyện cứ từ từ.
Tháng 9/2019 vừa rồi, tôi có nhu cầu mua xe kinh doanh chở khách.𓂃 Sau khi hoàn thiện các thủ tục ban đầu thì ngân hàng có cho nhân viên đến nhà thẩm định hồ sơ vay. Hỏi điều kiện cuộc sống sinh hoạt của gia đình một lúc thì họ kêu người nhà tôi mua cái bảo hiểm nhân thọ 12 triệu đồng/ năm (đóng liền đủ trọn năm đầu) thì hồ sơ mới đảm bảo giải ngân của mức vay tối đa 75%. Tôi có nói là cả gia đình tôi đều có mua bảo hiểm y tế nên không có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ. Nhân viên nhất định nói phải mua bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo quyền lợi người vay, tránh rủi ro... thì mới duyệt hồ sơ nhanh. Thấy bí quá tôi cũng đồng ý. Mà công nhận hồ sơ duyệt nhanh thật. Mới 9h sáng hôm sau thì người làm hồ sơ gọi cho tôi kêu mở tài khoản ngân hàng đó để họ chuyển tiền vào (tại sao họ không chuyển trực tiếp cho đại lý bán xe mà lại chuyển cho tôi, trong khi thủ tục xe đăng ký xong thì họ giữ lại giấy đăng ký). Suy nghĩ lại thấy khoản 12 triệu đồng mua bảo hiểm vô lý quá, cuối cùng tôi cương quyết không vay. Tôi về lấy giấy Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhà tôi vay cho khỏe. Thế là tôi bị nhân viên trách móc. Tôi nói nếu không bắt buộc tôi mua bảo hiểm nhân thọ thì tôi vay, còn bắt buộc như vậy tôi xin không vay nữa. Nghĩ lại thấy ép mua bảo hiểm thật vô lý.
Tôi cũng vừa vay thế chấp 1,5 tỷ đồng. Ngân hàng bảo phải tham gia gói bảo hiểm nhân thọ, hoặc bảo hiểm rủi ro tiền vay. Tôi nói ngay, không có quy định nào bắt người vay phai mua bảo hiểm, nếu ép tôi sang ngân hàng khác vay. Cuối cùng nhân viên 🅷ngân hàng phải chịu.
Tôi vay hai tỷ đồng. Đến lúc giải ngân thì nhân viên ngân hàng nói tôi phải mua bảo hiểm gói vay. Tôi nhất quyết không chịu và nói: "Khi vay ngân hàng đã cầm cố hai căn nhà mặt tiền của tôi. Định giá cho vay thì có bao giờ bằng giá trị ▨thực. Nếu tôi không trả được thì ngân hàng sẽ tịch thu hai căn nhà của tôi, bảo đảm vẫn lời to". Thế là nhân viên ngân hàng không thể ép tôi mua bảo hiểm gói vay nữa.
Tuy nhiên, không may mắn như vậy, nhiều người đã phải chấp nhận mua bảo hiểm theo yêu cầu của ngân hàng để sớm được giải ngân tiền vay:
Tôi vay tín chấp ngân hàng. Nhân viên nói "nếu không mua bảo hiểm nhân thọ, sẽ phải chịu lãi suất cao là 18%/ năm; nếu mua thêm bảo hiểm thì được hưởng 14%/năm). Nói vậy khác gì ép phải mua bảo hiểm nhân thọ đâu? Mỗi tháng ngoài tiền lãi ng🍸ân hàng, lại phải cõng thêm tiền bảo hiểm nữa. Tôi rất ức chế nhưng vì đang cần tiền nên đành chấp nhận.
Tôi mới vay 400 triệu đồng. Ngân hàng cũng bắt mua bảo hiểm gần hai triệu. Mẹ tôi vay 200 triệu đồng cũng phải mua gần hai triệu bảo hiểm. Kꦜhông hiểu bảo hiểm để làm gì nữa? Nhân viên ngân hàng cũng không giải thích kỹ, mà tôi muốn nhanh gọn lẹ nên cũng tặc lưỡi cho qua.
Tôi là người đã phải chấp nhật sự ép buộc kiểu "bia kèm lạc" này khi mọi thủ tục đã hoàn thành để giải ngân. Nhân viên ngân hàng chỉ đưa ra thông tin về bảo hiểm gần sát ngày giải ngân và 𒁃là điều kiện bắt buộc để đưa khách hàng v🧸ào tình trạng "tiến thoái - lưỡng nan".
Năm ngoái, tôi có công việc cần sử dụng đến tiền nên liên hệ ngân hàng vay một tỷ đồng, thế chấp bằng mảnh đất tôi đứng tên (được thẩm định giá ba tỷ), không tính phần đất trồng cây lâu năm. Bên ngân hàng hướng dẫn bắt buộc phải mua bảo hiểm. Miễn cưỡng tôi cũng phải chấp nhận mua gói thấp nhất 10 triệu đồng/ năm. Vừa rồi bên bảo hiểm liên hệ đến kỳ thanh toán, tôi nói thẳng "lúc đó cần tiền để lo công việc nên chấp nhận mua, số tiền đó coi như cho các em". Đôi khi cũng khó về vấn đề này, ngân hàng đưa ra 🐎tư vấn nhưng thực chất không mua thì giam hồ sơ lại, nên đành chấp nhận vứt đi khoản đó để lo công việc trước đã.
Tôi vay ngân hàng 70💖0 triệu đồng. Bên nhân viên ngân hàng ép mua bảo hiểm, nói phải mua bảo hiểm khoản vay một năm là 16 triệu đồng, nếu không thì không được vay. Tôi "mù luật" với cần gấp nên đồng ý. Đến khi trả lãi, họ tính giá "trên trời". Quả nản nên mới dư được một ít, tôi quyết trả hết khi mới vay được một năm (thời hạn vay của tôi là 15 năm trả góp). Thà bị phạt một ít còn hơn dây dưa.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.