Sau khi đọc bài viết "Covid-19 giáng đòn vào người nghèo Mỹ", tôi muốn nói thêm về bất cập của xã hội ꦇMỹ và cách các cơ ൲quan y tế, dược phẩm nước này vận hành.
Ở Mỹ sản phẩm y tế gì, phương thức chẩn đoán, xét nghiệm, chữa trị và phòng ngừa... cũng cần có quy trình phê chuẩn, cấp phép từ FDA (cục quản lý thực phẩm, dược phẩm) và CDC (cục kiểm soát dịch bệnh). Các cơ quan, các bệnh viện, các p༺hòng thí nghiệm đều độc lập, nên vì lý do đạo đức và chất lượng mà tốn thời gian để triển khai một vấn đề rộng khắp. Điều này có nghĩa cái gì được cấp phép cũng muốn đảm bảo chất lượng, thử đi thử lại, so sánh chéo kết quả thử nghiệm với nhau, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh cần hành động nhanh thì điều này lại là nhược điểm.
Thêm nữa, vì các đơn vị hoạt động độc lập. Nhân lực và vật tư không phải của công. Ngay cả khi bác sĩ điều trị ở bệnh viện muốn trang bị vật tư y tế, tăng cường nhân lực để chống dịch, thì trước khi có tuyên bố của Tổng thống, họ muốn cũng không được. Vì bệnh viện là đơn vị tư, nguồn tài chính có giới hạn, chỉ 20% bệnh💧 viện ở Mỹ là bệnh viện công. Trong khi đó, Tổng thống Trump đến tận ngày 13/3 mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cho phép tiếp cận với nguồn quỹ liên bang dù giới chức y tế đã cảnh báo từ sớm.
Ở Mỹ, c🌠òn nhiều yếu tố khác khiến việc đối phó dịch bệnh không đồng bộ, nhất quán. Ví dụ như bệnh viện là một hình thức dịch vụ, toàn quyền quản lý và vận hành. Trong khi Mỹ lại không thịnh hành bệnh viện công cộng, không phải c𒀰ứ tới lấy số là được khám bệnh. Thay vào đó, chủ yếu là phòng khám lẻ trong mạng lưới bảo hiểm, trong khi không phải phòng khám nào cũng có dụng cụ xét nghiệm Covid-19. Bệnh trở nặng đột ngột, hay tai nạn nguy cấp, người dân mới gọi 911 để nhập viện.
Covid-19 có triệu chứng lâm sàng giống với cúm, người dân có thể tự mua thuốc cảm, ho, 💞hạ sốt ở nhà thuốc (miễn không phải thuốc đặc trị, không chứa kháng sinh, không gây nghiện, không chứa liều cao thì có thể tự mua không cần đơn bác sĩ), nên khi bệnh trở nặng người dân mới đi khám, khi đó đã quá trễ và có thể đã lây lan trong cộng đồng.
Với người có bảo hiểm, họ phải có bác sĩ chăm só൩c chính (primary care), có vấn đề gì phức tạp mới gửi qua bác sĩ chuyên môn (specialist) và đó lại là một văn phòng khác cùng trong mạng lưới. Điều này càng làm chậm trễ quá trình xét nghiệm và điều trị so⛎ với các bệnh viện lớn như ở Việt Nam, với các phương tiện, nhân lực tập trung hơn.
Cách thức hoạt động y tế của Mỹ khác với ở Trunﷺg Quốc hay Việt Nam. Có cái thuận lợi cũng có cái bất lợi. Họ có mạng lưới y tế rộng dễ tiếp cận, nhưng đa phòng là các văn phòng tư nhân. Họ điều trị tốt với những ca bệnh lớn, vì có bác sĩ c🐬ó tay nghề cao, nhiều cơ sở độc lập, cơ sở chuyên biệt, thiết bị hiện đại, nhưng bất cập và thiếu đồng bộ với tình trạng số đông bệnh nhân ập tới khi có dịch.
Ngoài ra đối tượng rủi ro nhất là 10% dân số không có bảo hiểm, tương đương 28 triệu người, 90% dân số có bảo hiểm, hơn phân nửa thông qua lao động và c🎃ó thể mua cho gia đình, còn lại là tự mua hoặc các chương trình hỗ trợ. Bảo hiểm cũngജ có nhiều loại, với nhiều mức chi trả khác nhau nên cũng có giá khác nhau. Người dân cũng có thể lựa chọn hãng bảo hiểm với chính sách vừa đủ túi tiền.
Nếu bạn làm ở hãng, doanh nghiệp từ 50 nhân công trở lên (doanh nghiệp vừa - rất phổ biến), bạn chắc chăn có bảo hiểm thông qua nơi làm việc. Nhưng nếu bạn làm nail, chạy bàn nhà hàng, các công việc tay chân (rất phổ biến với người nhập cư hay người cư trú trái phép) thì có khả năng bạn phải tự mua, mà có thể bạn chưa đủ thu nhập để tự mua, mà cũng chưa đủ thấp để mua bảo hiể༒m giá rẻ cho người nghèo.
Thành phần dễ tổn thương nhất là 10-12 triệu người nhập cư không giấy tờ từ Mexico (nhiều nhất chiếm khoảng 6 triệu người) các nước châu Mỹ Latin, thậm chí Trung Quốc. Những người này không được mua bảo hiểm, vì họ không đóng thuế cho Mỹ, ngược lại Mỹ cũng không cung cấp dịch vụ an sinh cho họ. Những người vô gia cư cũng nằm trong số rủi ro, dù các thành phố có các shelter cho người vô gia cư, nhưng rất nhiều người vô gia cư lại lang thang trên đường phố, bắt tạm lều chõng ở nơi hoang vắng hơn là tập trung ở shelter để có thể được chăm sóc tốt hơ🉐n. Số này là nguồn lây lan âm thầm trong cộng đồng và rất khó theo dõi, quảꦇn lý.
Xã hội Mỹ phức tạp, nhưng ở đâu cũng vậy. Tôi không chê bai cũng không thần tượng nước Mỹ. Dĩ nhiên, Mỹ có các quy chuẩn đề cao sức khỏe cộng đồng, ví dụ Public Health🍒 đi kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhà hàng, khách sạn mỗi vài tháng. Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm đều được giám sát chất lượng. Nguồn nước cũng luôn được thử, phải đạt chuẩn an toàn. Các nhà máy xả khói bụi đều phải ở xa khu dân cư. H♎ọ chú trọng về môi trường và thúc đẩy cân bằng tự nhiên.
Người nghèo cũng không đến nỗi bệnh là về nhà chịu chết. Người nhập viện khẩn cấp với vấn đề sức khỏe được ưu tiên cứu chữa trước, tr✃ả góp sau. Nếu có nhà, xe thì quyền sở hữu tài sản có thể dùng để ghi nợ. Nếu có đi làm thì có thể khấu trừ một phần lương để trả nợ. Nhưng nếu nghèo không có gì trong tay thì bệnh viện không làm gì được.
Dù vậy, giống như mọi nước, Mỹ cũng có vấn đề riêng. Tôi biết có những người nhập cư trái phép từ Mexico đẻ thật nhiều con để con có quốc tịch rồi hưởng trợ cấp, bản thân họ không đóng thuế (hoặc có đi làm nhưng lấy tiền mặt và trốn thuế) những người đóng thuế thì bị đánh thuế cao hơn để san sẻ cho an sinh xã hội. Càng nhiều người nhập cư trái phép, Mỹ lại càng phải khó khăn hơn để đảm bảo công dân Mỹ được hưởng dịch vụ an sinh ở Mỹ, đồng thời cố gắn🧸g quản lý cả người cư trú trái phép... tạo một vòng luẩn quẩnಞ.
Ngoài những bất ๊cập trong việc đối phó dịch bệnh lần này, với người sinh sống ở Mỹ, tôi vẫn thấy♍ cuộc sống có những thuận lợi khác, những ưu điểm khác. Các bạn ở Việt Nam hẳn cũng thấy cuộc sống ở đâu cũng có mặt trái và phải, nên cứ cố gắng lạc quan, làm tròn bổn phận như nghĩa vụ thuế, khai báo y tế, trung thực, giữ ý thức bảo vệ cộng đồng và bản thân.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.