Mới đây, tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà) xảy ra vụ "chém đẹp" khách du lịch nước ngoài tới 9,2 triệu đồng (căn cứ trên hoá đơn được đưa lên mạng), hoặc 5 triệu đồng (nếu đúng như lời nhà chức trách), cho một bữa ăn đạm bạc. Qua đó, tôi thấy cần có hàng loạt biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm giữ gìn hình ảnh điểm du lịch và thương hiệu quốc gia.
Mặc dù Tết nguyên đán Kỷ Hợi đã hết, nhưng mùa lễ hội gần như mới chỉ bắt đầu. Và theo thông lệ, cứ vào mùa lễ hội truyền thống sẽ xảy ra hàng loạt tồn tại tiêu cực như: tắc đường, tai nạn giao thông, cướp giật, móc túi; va chạm, xô xát... Đặc biệt, nạn chặt chém du khách thập phương tới địa điểm du lịch nào đó rất dễ xảy ra.
Trong đó, nạn chặt chém du khách người trong nước thường xảy ra vào mùa lễ hội và diễn ra quanh năm đối với du khách nước ngoài, dù hiện tượng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số hàng triệu cơ sở làm du lịch, phục vụ du lịch trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nếu kinh doanh bình thường sẽ không có phản ánh gì, nhưng chỉ cần một vụ "chém đẹp" du khách thôi, nó sẽ được lan truyền rất nhanh, vụ việc có thể được khuếch đại và vượt tầm kiểm soát. Từ đó dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn cho địa điểm du lịch "dính phốt" nói riêng và ngành du lịch cả nước nói chung. Vậy đâu là giải pháp?
Theo tôi, đã đến lúc không chỉ xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh vì không đủ sức răn đe, mà cần bổ sung hàng loạt biện pháp như:
- Cấm kinh doanh suốt đời.
- Trục xuất ra khỏi địa phương nếu là người tạm trú.
- Tổ chức buổi phê bình trên phạm vi khu dân cư nơi người đó cư ngụ.
- Khen thưởng kịp thời người tố giác, đền bù xứng đáng cho nạn nhân bị chặt chém.
- Xử lý hình sự tội làm "Tổn hại uy tín, thương hiệu Quốc gia" (bổ sung vào BLHS để làm căn cứ pháp lý).
- Thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch.
Riêng lực lượng hướng dẫn viên du lịch cần có những biện pháp bổ ওsung như: Giao cho Sở Văn Hoá- Thể Thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì quản lý, quán xuyến toàn bộ hướng dẫn viên du lịch, thông qua hình thức khi đến địa phương hành nghề, phải liên hệ để được cấp giấy phép một lần. Song song đó, yêu cầu ký bản cam kết trung thực trong hành nghề, không làm cò, không ăn % hoa hồng từ nhà hàng, khách sạn, để dẫn du khách đến những địa điểm không tương xứng với số tiền du khách phải bỏ ra.
Những người làm du lịch cần có trách nhiệm giữ gìn hình ảnh quốc gia, địa phương, cấm xuyên tạc lịch sử. Ngoài ra, giữ lại giấy tờ tuỳ thân và yêu cầu công ty chủ quản hoặc cá nhân đó phải đặt lại một khoản 🥃"tiền cọc". Khi kết thúc chuyến đi, nếu không sai phạm gì sẽ được trả lại giấy tờ. Khoản tiền🐼 cọc sẽ được chuyển khoản trả lại sau đó.
Những hiến kế trên mang tính chủ quan của một cá nhân, nên có thể chưa hoàn thiện, trái với quan điểm nhiều người. Đặc biệt, có thể cho là làm phức tạp hoá thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở du lịch. Tuy nhiên, cải cách thủ tục hành chính cũng tuỳ đối tượng, tuỳ công việc cụ thể. Nạn chặt chém du khách đã xảy ra rất nhiều năm rồi và hầu như năm nào cũng có. Ngành du lịch và kinh tế địa phương bị ảnh hưởng không ít vì những "con sâu bệnh" này. Từ đó, "nồi canh" của hàng triệu người có thể bị mất trắng.
Vì thương hiệu quốc gia và một nền du lịch lành mạnh, nuôi sống nhiều người và mang t🙈ính bền vững. Chún🧸g ta cần có biện pháp và hành động ngay khi còn chưa quá muộn.
Nguyễn Trí Công