Lúc đó, tôi đã đề nghị xem lại quy trình đấu thầu🔴 hiện nay🍃. Yêu cầu mua sắm "ngày càng phải rẻ" khiến thuốc chất lượng thấp tràn vào bệnh viện, bệnh nhân dần mất niềm tin vào bảo hiểm y tế.
Sau đó, những vướng mắc liên quan đến Luật Dược và các quy định về đấu thầu mua sắm quốc gia phần nào được tháo gỡ nhờ Nghị quyết 80/2023 ban hành đầu tháng 1. Nhưng không lâu sau, hệ thống y tế công trên cả nước, đặc biệt là ở hai thành phố lớn, tiếp tục thiếu vật tư y tế trầm trọng, dẫn đến tình trạng hoạt động cầm cự, thậm chí phải hoãn mổ, kê tạm thuốc giảm đau cho bệnh nhân.
Vì sao đến nỗi như vậy?
Ngành y tế có ba chân kiềng - dự phòng, điều trị và cung ứng - liên quan chặt chẽ với nhau và đều đang lung lay: dự phòng yếu nên bệnh nhân nhiều, gây quá tải điều trị và trở nên thê thảm hơn khi cung ứng bị khủng ꧋hoảng, không đáp ứng được yêu cầu về thuốc, trang thiết bị...
Thực trạng này cần nhìn nhận như một tất yếu khách quan do các chính sách, quy định không phù hợp kéo dài nhiều năm, càng sửa càng rối. Trong bài viết này, tôi tập trung vào vấn đề cung ứng, làm thế nào để thoát cảnh cạn kiệt về vật tư, máy móc ở các bệnh viện.
Điều kiện tiên quyết là phải có tiền để mua. Với khả năng hạn hẹp của ngân sách nhà nước, các bệnh viện công khó được trang bị đầy đủ và kịp thời máy móc hiện đại, nhất là các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, các vùng khó khăn. Hành trình đi xin đầu tư, lập dự án mua trang thiết bị luôn rất gian nan, không loại trừ có tiêu cực. Quá trình trang bị máy móc cho hệ thống bệnh viện có phần đóng góp rất lớn của chính sách xã hội hóa, liên doanh liên kết, và nỗ lực của các bệnh viện trong m🌳ục tiêu nâng cao y hiệu, chất lượng điều trị. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tổng kết trên quy mô quốc gia, để đánh giá vai trò của nhà nước trong việc trang bị máy móc cho các bệnh viện công, và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ, tránh tình trạng thiết bị lạc hậu sau nhiều năm chờ đợi thủ tục.
Thiếu thì phải mua bổ sung thông qua đấu thầu. Tiêu chí đầu tiên để tham gia thầu là trang thiết bị phải có số lưu hành và giấy phép nhập khẩu. Hai khoản này chậm chạp, vướng mắc triền miên, thường được gia hạn năm một bằng các nghị định. Mới đây Chính phủ ra Nghị định 07/2023 sửa đổi một số điều của Nghị định 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế, chủ yếu gia hạn hiệu lực số lưu hành, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến 31/12/2024. Nghị định 07 chỉ giải quyết được vướng mắc về số lưu hành và giấy phép nhập khẩu. Theo tôi, Chính phủ cần xem lại về quy chế gia hạn tự động số lưu hành🔜 và giấy phép nhập khẩu, nếu không, đến hết 2024 khó khăn sẽ tiếp diễn.
Vướng mắc chủ yếu chưa gỡ được là sức ép làm sao luôn phải bảo đảm "ngon, bổ, rẻ". Vấn đề giá cả, quy trình mua sắm các trang thiết bị đã bộc lộ nhiều vấn đề và đang là đối tượng của cơ quan điều tra các cấp. Việc mua sắm trang thiết bị (thường đắt tiền) ở đâ⭕u cũng phải kiểm soát được thất thoát - kể cả hệ thống tư nhân. Nhưng hệ thống tư nhân không bắt buộc đấu thầu, không tự trói mình. Còn hệ thống công lập luôn phải loay hoay "tránh bẫy", vì sợ vướng mắc quy định pháp lý về xây dựng giá dự toán, giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Chính phủ và Bộ Y tế vừa qua đã liên tục có những động thái tích cực trong việc tháo nghẽn, sửa sai các quy định bất cập. Một số khó khăn trước mắt có thể sẽ được 🀅giải quyết, nhưng về lâu dài, theo tôi cần nhìn nhận tận gốc các điểm bất hợp lý của chính sách để tháo gỡ một cách rốt ráo, triệt để.
Nghị định 07 không bắt buộc giá trang thiết bị y tế phải được kê khai trên cổng t🐈hông tin của Bộ Y tế (gỡ nút thắt của Nghị định 98). Tuy nhiên, Luật Đấu thầu, Thông tư 58, Thông tư 68 của Bộ Tài chính vẫn yêu cầu ba báo giá trong khi đặc🐼 thù một số trang thiết bị chỉ do một nhà sản xuất. Chưa kể, khó có cách giám sát tính trung thực của các báo giá.
Thông tư 14/2020/TT-BYT quy định tham khảo giá trên kế🔴t quả trúng thầu trong 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều loại vật tư, trang thiết bị y tế gần hai năm qua chưa có kết quả trúng thầu. Thực tế này chưa có câu trả lời.
Việc sửa chữa trang thiết bị y tế bị hỏng vẫn phải làm báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình các cấp theo Luật Đấꦍu thầu, Thông tư 68 của Bộ Tài chính và Thông tư 15 của Bộ Y tế.
Theo tôi, cần sửa gấp các Lu🍨ật Đấu thầu, Thông tư 68 của Bộ Tài chính, Thông tư 14 của Bộ Y tế, chứ Nghị định 07 chỉ can thiệp việc quản lý trang thiết bị y tế (tạo thuận lợi cho các công ty nhập khẩu trang thiết bị) chứ không chi phối việc tổ chức đấu thầu mua sắm.
Chính phủ cũng vừa có Nghị quyết 30 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, trong đó cho phép các cơ sở y tế được áp dụng thí điểm hướng dẫn về xây dựn🐬g giá gói thầu trong năm 2023. Điều này được mong đợi sẽ giải quyết tình hình trước mắt, với điều kiện việc áp dụng phải quyết liệt, khẩn trương và đồng bộ giữa các ngành, chứ không chỉ ngành y tế.
Để giải quyết vấn đề tận gốc, cần sự tham gia trách nhiệm hơn nữa của Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư. Vì đây là vấn đề kinh tế y tế chứ không chỉ là chuyên môn y tế. Một mình ngành y không thể đủ khả năng khi xây dựng Luật Đấu thầu, các nghị định, thông 𓆏tư về mua sắm trong khi trang thiết bị y tế, thuốc có rất nhiều đặc thù. Trong sửa đổi Luật Đấu thầu sắp tới, nên có một quy định riêng cho Thuốc và Trang t𒈔hiết bị y tế.
Chính phủ có thể thành lập ꦍTrung tâm tiếp liệu quốc gia, bổ sung thành phần các chuyên gia đến từ kiểm toán, thanh tra, công an để bảo đảm mua sắm đúng luật.
Tôi nghĩ, đã đến lúc xem lại có nhất thiết cái gì cũng phải phải đấu thầu. Hãy giao quyền tự chủ rõ ràng cho đơn vị với gói định suất trên số lượng và quy mô bệnh tật của bệnh nhân ở các ﷽bệnh viện công lập để tự kiểm soát thất thoát khi mua sắm trang thiết bị như ở các bệnh viện tư nhân.
Nếu chưa dám làm đại tr🦋à, lựa chọn một số đơn vị để thí điểm cũng là một cách.
Phạm Khánh Phong Lan