Wu Xiuming, Phó tổng thư ký Hiệp hội các Think tank Sơn Tây, đã kêu gọi chính quyền khẩn trươౠng giải quyết tình trạng nhiều người Trung Quốc chưa lập gia đình bằng cách khuyếܫn khích phụ nữ độc thân ở thành thị về nông thôn - nơi có hàng triệu đàn ông chưa vợ - để kiếm chồng. "Phụ nữ không nên sợ hãi khi đến sống ở các làng quê", ông Wu nói.
Ở Trung Quốc, "sheng nu", hay "phụ nữ còn sót lại", là một thuật ngữ dùng để chỉ những phụ nữ chưa kết hôn - thường là p♈hụ nữ thành thị, có học vấn cao và trên 27 tuổi.
Đề xuất của Wu lập tức bị người dùng mạng xã hội chỉ trích vì cho rằng nó không phù hợp với thực tế. "Người nào có thể nghĩ ra ý tưởng như vậy. Ông ta không thấy sự chênh lệch quá lớn giữa hai nhóm này sao? Về cơ bản, họ đang ở hai vũ trꦗụ song song, giao tiếp rất khó khăn", một người dùng Weibo, nói.
"Ngay cả phụ nữ🔯 nông thôn cũng không muốn lấy đàn ông nông thôn chứ nói gì đến phụ nữ thành thị. Ông nghĩ phụ nữ thành thị là đồ ngốc à", một người khác nói.
"Đây là tâm lý giao phối của động vật. Trong mắt chuyên gia này, hai nhóm người trên chỉ là động vật", người thứ ba bức xúc🌳.
Sharon Sun, một phụ nữ độc thân 38 tuổi làm việc trong lĩnh vực bất động s𝓀ản ở Thượng Hải, cho biết cô không coi đ𓃲àn ông nông thôn là "đối tác tiềm năng". "Tôi không thể hẹn hò với một người đàn ông nông thôn, ngay cả khi thế giới này hết đàn ông", cô nói.
Statista - hãng phân tích dữ liệu quốc tế, cho biết, Trung Quốc là một trong những quốc gia mất cân bằ൲ng giới tính nhất thế giới, với 114 nam/100 nữ, hay nam giới nhiều hơn nữ khoảng 30 triệu người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ giới tính khi sinh trung bình trên toàn cầu là khoảng 105 bé trai/100 bé gái. Sự mất cân bằng ở Trung Quố꧃c giữa nam và nữ là kết quả của chính sách một con cộng với tâm lý "trọng nam, khinh nữ" của người dân.
Tình trạng mất cân bằng giới tính diễn ra căng thẳng nhất ở các vùng nông thôn. Phụ nữ ở đây 🥂thường rời quê đi kiếm việc làm và lấy chồng thành phố. Ngoài ra, việc lấy vợ của trai quê càng khó hơn khi phụ nữ luôn kỳ vọng có thể cưới người có năng lực tài chính đảm bảo.
Một báo cáo tuần trước của Tân Hoa Xã cho hay, đàn ông ở các vùng nông thôn các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam và Hồ Nam, thuộc miền trung Trung Quốc phải đưa một triệu tệ (155🅠.000 USD) khi cầu hôn. Khoản tiền này g✨iúp cô dâu mua nhà và xe hơi cho bố mẹ đẻ.
Vì phụ nữ ít hơn nam giới, sự cạnh tranh để lấy vợ ở nông thôn rất khốc liệt.
Liu X෴uan, một công nhân nhập cư 26 tuổi đã trở về ngôi nhà của mình ở vùng nông thôn thuộc quận Đan Thành, tỉnh Hà Nam vào dịp Tết Nguyên đán năm nay. Anh nói🐈 đã trải qua 10 cuộc hẹn hò mù quáng () từ khi 19 tuổi vì muốn lấy vợ.
"Trai làng phải xếp hàng để hẹn hò mù quá🎐ng, nhưng các cô gái có thể kén chọn", anh෴ này nói.
Ông Wu cho rằng Chính phủ nên đào tạo nghề cho những 🐎nam giới 30 tuổi trở lên mà chưa kết hôn (sheng nan). "Nên đào tạo những người đàn ông ế vợ ở nông thôn về kỹ năng nghề và đưa 🍌họ đến các khu vực hoặc ngành có mật độ phụ nữ cao", vị này kiến nghị.
Lu Dewen, nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Nông thôn Trung Quốc (Đại học Vũ Hán) cho rằng, giải pháp "mai mối" của Wu không tính đến tất cả lý do đàn ông♒ nông thôn không có bạn đời.
Theo ông Lu, đàn ông nông thôn độc thân chủ yếu vì không đủ khả năng tài chính, còn phụ nữ thành phố không muốn lấy chồng là xu hướng. Họ có học thức cao và tài chính khá và đang tận hưởng vị🥀 thế độc lập của mình nên không muốn mạo hiểm kết hôn, sinh con. "Vì vậy, đề xuất hướng phụ nữ thành thị về nông thôn nghe rất xa vời", ông Lu nói.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tình trạng mất câꦇn bằng giới tính trở nên nghiêm trọng ở n♈hóm trẻ tuổi.
Ở nhóm tuಞổi 30-34, có 101 nam/100 nữ, so với 107 nam/100 nữ ở nhóm 25-29. Đối với những người trong độ tuổi từ 20-24, tỷ lệ này thậm chí còn chênh lệch hơn, với 115 nam/100 nữ và cao nhất ở những người từ 15-19 tuổi, với 118 nam/100 nữ.
Nhật Minh (Theo SCMP)