H.T.
Năm 1938, Yasunari Kawabata được một tờ báo Tokyo đặt hàng viết về trận đấu giã từ sự nghiệp giữa nhà vô địch cờ vây đã có tuổi của Nhật Bản và một đối thủ trẻ tài năng. Tác phẩm The Master of Go (Danh thủ cờ vây) không chỉ là câu chuyện về một trận đấu cờ vây bình thường. Nhà vô địch cờ vây, một quán quân bất khả chiến bại được miêu tả trong tác phẩm của Kawabata là hiện thân cho một xã hội Nhật Bản giàu truyền thồng và có tôn ti, thứ bậc - một Nhật Bản của những nghi lễ tinh thần mà con người ꧒hoài cổ trong Kawabata vô cùng gắn bó - đang đứng trước mối đe dọa bị đổi thay trong thời hiện đại.
Nhân vật nhà vô địch được tái hiện trong tác phẩm này là một con người trầm mặc. Như một mặt hồ bình yên, qua những trận cầu, danh thủ kỳ tài đã thấu hiểu được nghệ thuật của sự kiên nhẫn và giá trị của sự im lặng. Nhưng ông đang ốm và sự đau ốm đã tác động đến cục diện trận đấu. Kỳ thủ danh tiếng thất bại và một năm sau ông chết. Vì vậy, 🍎đây là trận đấu cuối cùng của ông trên vị trí của một nhà vô địch.
Theo Edward Seidensticker, dịch giả♎ lâu năm Kawabata cho rằng: "Mục đích của các quân cờ vây là kiến thiết một vị trí bất khả tấn công đồng thời bao vây và bắ🃏t giữ quân cờ đối phương".
Nhà văn Kawabata. Ảnh: emb-japan. |
Với Kawabata, cờ vây không đơn giản chỉ là một trò chơi, nó là một nghệ thuật mang theo đức tính cao thượng và huyền bí của phương Đông. The Master of Go vì vậy cũng là một khúc bi thương cho chính nửa phần đời còn lạ🌸i của Kawa🧸bata hơn là tác phẩm ngợi ca một danh thủ hay một thiên ghi chép về một trận đấu kịch tính.
Kawabata sinh năm 1899 tại thành phố Osaka. Bố ông là một bác sĩ. Nhưng tuổi thơ của nhà văn là một quá khứ đầy chấn thương với những cái chết liên tiếp của người thân. Năm 3 tuổi, ông mồ côi bố, 4 tuổi mồ côi mẹ. Kawabata và cô em gái sống với ông bà. Nhưng năm ông lên 7 tuổi, bà nội qua đời. 2 năm sau, cô em gái mất. Năm nhà văn 15 tuổi, ông nội - chỗ dựa cuối cùng của Kawabata cũng ra đi. Ở vào độ tuổi còn rất trẻ, Kawabata dường như là cậu bé. Cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên của ông, Nhật ký tuổi mười sáu, là ghi chép về nỗi đau mà nhà văn từng phải chịu đự𝓀ng trong những ngày bên giường bệnh của ông.
Rất lâu sau đó, bo꧅m nguyên tử dội xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, hoàng đế Nhật đầu hàng Mỹ vô điều kiện, Kawabata, lúc đó là một nhà văn khá nổi, đã viết: "Từ sau thất bại, tôi chìm vào nỗi buồn - m﷽ột nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật chúng tôi".
Liệu đây có phải là nỗi buồn chung cho tất cả người Nhật hay chỉ là những xúc cảm riêng tư của nhà văn - m🐠ột cách Kawabata diễn đạt sự rối bời mang tính bản thể - nỗi buồn của một người đã trưởng thành nhưng luôn mang trong mình vết thương của một đứa trẻ mồ côi, mất mát và cô đơn giữa thế giới.
Dù nguyên cớ của nỗi buồn có là gì đi nữa thì Kawabata cũng đã định hướng cho mình một con đường, rằng từ thời điểm chiến tranh kết thúc, ông sẽ chỉ viết những khúc bi thương. Và ông đã làm như vậy, sáng tạo ra những trang văn vào loại độc đáo và gây ấn tượng nhất của thế kỷ 20 - là nhà văn lớn cuối cùng "hoài niệm" về một Nhật Bản xa xưa và cổ kính. Ngày nay, các nhà văn Nhật dường như gần gũi hơn với độc giả phương Tây, từ nhà văn đoạt giải Nobel Kenzaburo Oe đến cây bút mới nổi Haruki Murakami. Họ mang quan điểm, tham vọng, phong cách của những người theo chủ nghĩa quốc tế. Họ tán thành đường lối chính trị cánh tả và cổ xúy cho chủ nghĩa tự do. Họ gần gũi với văn hóa bình dân, với Hollywood, với ngôn ngữ Mỹ và sự bùng nổ của công nghệ mới🍸.
Kawabata thì khác. Ảnh hưởng bởi sự khổ hạnh𓂃 truyền thống và dáng vẻ mong manh nhỏ gọn của những vần thơ haiku, ông là một nhà tiểu🐬 họa hướng về những gì tinh tế. Ông cô đọng sự vật trong khi người khác phóng to và giãn rộng nó ra. Cũng giống như Hemingway hoặc gần đây hơn là Kazuo Ishiguro - người từng thừa nhận những ảnh hưởng của Kawabata tới tác phẩm của mình - ông dành ra không gian riêng cho những điều không nói hết, hoặc không lý giải tường tận. Đọc ông cũng có nghĩa là đồng sáng tạo. Kawabata buộc người đọc phải diễn giải và tưởng tượng, tự tô màu cho những khoảng trắng mà ông đã tạo ra trong câu chuyện. Tiểu thuyết của Kawabata dường như không bao giờ có kết thúc đóng, mang đến cho người đọc kết cục bất ngờ, không như mong đợi, không giải quyết vấn đề theo những cách thức truyền thống...
Sự độc đáo và khác biệt đã đem lại thành công cho Kawabata. Năm 1968, ông lܫà nhà vă🦹n Nhật đầu tiên giành được giải Nobel Văn học.
(Nguồn: The Newstatesman)