An ninh của Mỹ lúc bấy giờ rất lo lắng, đưa ra các đòi hỏi rất cao, vì khi đó ông Clinton đến thăm một nước cựu thù, ông Bàng chia sẻ với VnExpress nhân dịp ông Barack Obama, tổng thống Mỹ thứ ba sắp đến Việt Nam.
Theo cựu đại sứ, các quan chức Mỹ và Việt Nam thời điểm đó không thể tránh khỏi những cuộc tranh luận mang tính "giằng co" về lịch trình làm việc của ông Clinton. Một chương trình được coi là căng thẳng nhất là Mỹ đề nghị Việt Nam sắp xếp để tổng thống đến thăm địa điểm k🅠hai quật máy bay Mỹ bị bắn rơi vào năm 1967 ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc.
"Vị trí đó ở trong một ngôi làng, đường sá không thuận lợi nên có khá nh𝔉iều ý kiến từ Việt Nam không đồng ý, có những người còn lo ngại người dân có thể có phản ứng gì đó. Tuy nhiên, Washington kiên quyết muốn thực hiện, thậm chí muốn đưa cả người quay phim đi theo để cho nhân dân Mỹ thấy Hà Nội đáp ứng yêu cầu của họ, rằng tổng thống rất chú ý tới vấn đề quân nhân mất tích sau chiến tranh", ông Bàng nói.
Là người luôn đi sát tổng thống Clinton, ông Bàng có thể cảm nhận được "sức nóng" của các mật vụ Mỹ đi theo bảo vệ. Họ thậmꦗ chí sẵn sàng "xô đẩy" các quan chức Việt Nam ở những địa điểm đông người. Thời điểm ông Clinton lên ban công trên tầng hai một tòa nhà đối diện Văn Miếu và bắt tay một số thanh niên ở nhà kế bên, ông Bàng đánh giá các mật vụ chắc hẳn phải có chuẩn bị rất kỹ lưỡng thì mới "không hoảng loạn" trong những diễn biến bất ngờ như thế.
Thừa nhận chuyến thăm của ông Clinton diễn ra khi Việt Nam và Mỹ vẫn phải nỗ lực vượt qua những hội chứng chiến tranh, ông Bàng chia sẻ ông cảm thấy rất tự hào về sự chào đón của người dân Việt dàn♏h cho tổng thống Mỹ. Sau khi chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 24h, có nhiều ngౠười dân đứng hai💛 bên đường vẫy chào rất nồng nhiệt xe chở ông Clinton vào thành phố, hoạt động của họ là tự phát chứ không phải do Nhà nướꦕc tổ chức. Khi ông Clinton đến thăm Văn Miếu, khoảng hơn 10 cô gái nhận nhiệm vụ giới thiệu về🐲 di tích mặc áo dài cùng xúm vào xin chụp ảnh cùng tổng thống.
"Tất cả những gì diễn ra trong chuyến thăm của ông Clinton, từ việc thăm địa điểm khai quật máy bay ở Vĩnh Phúc, thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam, buổi nói chuyện với sinh viên ở Đại học Quốc gia, thăm Văn Miếu, đi ăn phở 2000 ở T🌄P HCM cho tới việc bảo đảm an ninh, đã góp phần tạo nên không khí cho mối quan hệ giữa hai nước", ông Bàng nói.
Theo cựu đại sứ, một vấn đề chính thu hút sự quan tâm của dư luận khi ông Clinton đến thă꧃m Việt Nam lúc đó là Hiệp định thương mại song ph🍒ương (BTA). Mặc dù hai nước đã ký kết vào tháng 7/2000, 4 tháng trước chuyến đi của tổng thống nhưng vẫn cần Quốc hội Mỹ thông qua để có hiệu lực chính thức. Do đó, chuyến thăm của ông Clinton cần phải thể hiện những điều cần thiết để thuyết phục cả Thượng viện và Hạ viện. Sa🌃u đó, đến đầu tháng 10/2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua BTA, rồi tổng thống mới lúc đó là George Bush đã ký duyệt hiệp định này.
Khi được hỏi về kỳ vọng của mình trong chuyến thăm sắp tới của ông Obama, ông Bàng cho biết điề🏅u ông quan tâm nhất là hai nước làm sao nâng hợp tác lên mức cao hơn so với thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ tháng 7 năm ngoái. Theo đó, có hai vấn đề lớn là Mỹ sẽ tạo điều kiện thế nào để Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hợp tác an ninh ở Biển Đông có những♐ tiến triển mới, để tăng cường bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực.
Trước mối quan tâm của dư luận về v⛄iệc Mỹ có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam hay không, 🅠cựu đại sứ cho biết bản thân ông gần đây đã gặp một số người Mỹ thể hiện sự ủng hộ. Mặc dù Việt Nam và Mỹ còn cần bàn thảo thêm nhưng nếu nhận thấy việc này có lợi cho sự hiện diện của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương, giúp ích cho an ninh khu vực thì chính quyền Obama vẫn có thể thực hiện. Ông Bàng cũng trông đợi Mỹ có thể cấp thêm tàu tuần tra nhằm nân𝔍g cao năng lực cho lực lượng thựꦿc thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Đánh giá về thời điểm diễn ra chuyến thăm của ông Obama, khi sắp kết thúc nhiệm kỳ, đặc biệt là triển vọng hợp tác giữa hai nước khi Mỹ sắp có tân tổng thống, cựu đại sứ bày tỏ ông không "bi quan". Ông Bàng cho rằng gần đây ông Obama vẫn thực hiện những kế hoạch mang tính lịch sử, chẳng hạn như đến🍸 thăm Cuba và sắp tới sẽ thăm Hiroshima tại Nhật Bản.
Với tư cách là một người theo dõi quan hệ Việt - Mỹ từ lâu, ông Bàng cho rằng hợp tác giữa hai nước có lúc xấu đi hoặc tốt lên, chịu ảnh hưởng lớn từ mối tương༒ tác giữa các nước lớn và 🎉tình hình quốc tế. Trong khi đó vấn đề nội bộ nước Mỹ lại không phải là nhân tố quyết định.
"Trong tình hình hiện nay và trong tương lai gần, dù ai lên 𝔉làm tổng thống Mỹ thì nước này vẫn cần tăng cường quan hệ với Việt Nam, kể cả là đại diện của đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Tất nhiên mỗi người có phong cách riêng nhưng tôi tin tưởng hợp tác hai nước s♒ẽ có tiến triển tốt", ông Bàng nói.
Việt Anh