Trong sự kiện Ngày Internet Việt Nam - Internet Day diễn ra ngày 11/12 tại Hà Nội, ♓Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức với các quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới, cốt lõi là công nghệ số, tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
"Đổi mớ𒆙i sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất trong môi tr🐽ường Internet, môi trường số và là nhân tố mang tính chiến lược quyết định sự thành công trong chuyển đổi số nền kinh tế", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trong khi đó, Giáo sư Hồ Tú Bảo, Viện trưởng Viện John von Neumann, nêu ba yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số là con người - thể chế - công nghệ, trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất. "Con người không nhận ra tại sao phải chuyển đổi số và ngại không chuyển đổi số, thì chuyển đổi số không thể thành. Chuyển đổi số là cơ hội vô giá, vì dẫu chưa làm được máy bay, tàu vũ trụ..., ta vẫn có thể thay đổi được chính mình trong các công việc làm hàng ngày. Nếu lỡ cơ hội này, khoảng cách Việt Nam với các nước phát triển sẽ càng xa, do thời nay là thời the winners take it all (được ăn cả, ngã về không)".
Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Giám đốc DZS Việt Nam, khẳng định chuyển đổi số không còn là⛎ xu hướ💙ng mà đóng vài trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một khu vực. Tuy nhiên, trình độ khoa học và đổi mới công nghệ của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn thấp. "Chúng ta nói nhiều về chuyển đổi số, nhưng chuyển đổi số thế nào với mỗi doanh nghiệp có quy mô và năng lực khác nhau lại rất khác nhau. Các tổ chức lớn đều có những chiến lược và đội ngũ nhân lực CNTT chuyên biệt để chuyển đối số. Nhưng với các doanh nghiệp tồn tại những rào cản về nhận thức, nguồn nhân lực và đặc biệt là ngân sách cho CNTT thì chuyển đổi số vẫn chỉ là xu hướng", ông Bằng nói.
Bên cạnh việc thay đổi về tư duy và nhận thức, các doanh nghiệp cũng cần 🅠tận dụng những công nghệ đổi mới và sáng tạo phù hợp của các nhà cung cấp uy tín trên thế giới để áp dụng cho tổ chức mình nhằm đơn giản hóa quá trình tr🧸iển khai mà vẫn đảm bảo hiệu quả chi phí.
Thành lập Câu lạc bộ Điện toán đám mây
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Câu l🤪ạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam (VNCDC) được thành lập, quy tụ nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực như FPT, VNG, Viettel, VNPT... Dù được đánh giá là sân chơi tiềm năng, thị trường điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với kỳ vọng. VNCDC ra đời để thúc đẩy thị trường, kết nối nguồn lực giữa các doanh nghiệp Việt, kiến nghị những chính sách hỗ trợ từ chính phủ...
"Việt Nam đang nhắc rất nhiều đến chuyển đổi số, nhưng để chuyển đổi số thì không thể thiếu điện toán đám mây, với hai cấu phần là trung tâm dữ liệu và các công nghệ chuyển đổi trung tâm dữ liệu thà𒁏nh điện toán đám mây. Câu lạc bộ ra đời với sứ mệnh phổ cập các công nghệ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tới các doanh nghiệp Việt, thu ngắn khoảng cách về công nghệ, năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, giúp cho doanh nghiệp Việt tối ưu hóa nguồn lực và tồn tại được trong 🦩kỷ nguyên số", ông Vũ Minh Trí, Giám đốc VNG Cloud và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ NVCDC, chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Bằn𓃲g nói thêm: "Nói đến chuyển đổi số là nói đến những thiết bị IoT, nền kinh tế chia sẻ hay các dịch vụ trên nền tảng đám mây. Nhưng những nhân tố này chỉ có thể thực hiện được khi cơ sở hạ tầng hệ thống mạng được chuyển đổi phù hợp. Cơ sở hạ tầng mạng là xương sống của một hệ thống, đóng vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Do đ𒁏ó, cơ sở hạ tầng mạng cần phải linh hoạt, an toàn bảo mật, tiết kiệm chi phí và có khả năng tương thích với sự phát triển của công nghệ trong vòng 25 năm tới".
Theo báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực với hơn 40% một năm. Chỉ số đổi mới toàn cầu của Việt Nam được xếp hạng 42/129 quốc gia. Với dân số hơn 96 triệu người và hơn🐷 60 triệu người sử dụng dịch vụ Internet, người dùng Việt Nam dành trung bình hơn 6 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến mạng Internet.