Nhiều cha mẹ tin rằng với chỉ số thông minh (IQ) cao, con mình sẽ thành đạt trong học tập và cả trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên thạc sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng, chỉ số cảm xúc (EQ) mới là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ mà thiếu nó, các năng khiếu của trẻ có thể bị thui chột. Nhà tâm lý học người Mỹ nổi tiếng Daniel Goleman ൩từng khẳng định: "IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt của một người, còn EQ chiếm đến 75%".
Phần lớn cha mẹ ngày nay, nhất là vùng đô thị, thường tập trung cho con học thật nhiều, thật giỏi với hy vọng có nghề nghiệp ổn định sau này. Còn chỉ số thông minh cảm xúc đánh giá về lối sống, khả năng hòa nhập trong gia đình ⭕và với cộng đồng vẫn bị xem nhẹ.
"Một trong những thiếu sót của các bậc cha mẹ là chỉ cố gắng tạo cho con những điều kiện tốt nhất về mặt vật chất và quên đi mặt tinh thần, đó ☂là giúp trẻ hòa nhập với môi trường, bạn bè cũng như cuộc sống bên ngoài", bà Thúy cho biết. Nhiều phụ huynh than thở rằng con mình thông minh, khỏe mạnh nhưng lại không dễ được bạn bè, đồng nghiệp chấp nhận, hợp tác.
Như trường hợp một bà mẹ tên Trang (quận 4, TP HCM) tâm sự: “Con gái tôi đang học lớp một. Nó học giỏi, lẽ ra phải được🦩 bạn bè yêu quý, nể phục, đằng này nó rất cô đơn. Nó hay than trong lớp chẳng có ai muốn kết thân với nó cả, chúng bảo con bé lạnh lùng, khó gần”.
Còn gia đình bà Hiền (Biên Hòa, Đồng Nai) lại mang nỗi lo khác.ꦿ Con gái của bà sau khi tốt nghiệp ✃đại học được tuyển ngay vào một công ty bảo hiểm. Gia đình rất vui mừng và hãnh diện, nhưng chỉ sau ba tháng làm việc, cô gái ấy đã có ý muốn chuyển cơ quan vì "chỉ có sếp là bình thường với con, còn những người khác hoặc là lạnh nhạt, hoặc chỉ trích, nói xấu”.
Ban đầu bà Hiền nghĩ, có thể do con gái mình giỏi giang, được việc nên bị đồng nghiệp ghét bỏ, gièm pha. Nhưng khi cô chuyển sang cơ quan khác, tình hình không sáng sủa hơn bao nhiêu. Cuối cùng bà mẹ nhận ra vấn đề nằm ở cách cư xử thiếu hòa đồng của con gái. "Bạn bè và đồng nghiệp bảo con tôi là ng💯ười hay ra vẻ ta đây, thích chứng tỏ bản thân và không quan tâm đến người khác", người mẹ chꦇia sẻ.
EQ là gì?
EQ là viết tắt từ "Emotional Quotient", nghĩa là chỉ số cảm xúc. Hai nhà tâm lý học người Mỹ là Peter Salovey và John Mayer đã nghiên cứu và đưa ra định nghĩa EQ vào năm 1996. Trước đó vào năm 1995, trong cuốn “Trí thông minh cảm xúc” (Emotional Intellig﷽ence), nh🀅à tâm lý học Daniel Goleman từng đề cập đến chỉ số cảm xúc. Ông gọi đó là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc.
Theo Daniel, EQ là khả năng nhận thức, thấu hiểu và truyền đạt cảm xúcꦉ. EQ cao giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như ứဣng xử, lãnh đạo nhóm. EQ là nền tảng cho sự thành đạt của trẻ sau này.
Chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:
- Nhận biết cảm xúc: Đó là khả năng nhận biết đúng cảm xúc của bản thân v♏à cảm xúc của mọi người xung quanh.
- Hiểu được cảm xúc: Khả năng hiểu và thấu cảm các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của cꦍác loại cảm xúc ấy.
- Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả v📖à đáp lại cảm xúc của người khác, từ đó biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
- Quản lý cảm xúc: Khả năng 🐈tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập th🌼ể.
So sánh giữa IQ và EQ:
"Nếu IQ biểu thị cho sự thông minh trí tuệ, thì EQ biểu thị cho sự thông minh tâm hồn", nhà tâm lý học Peter Salovey khẳng định.
Trong suốt thời gian dài, n♑gười ta tin IQ là thước đo năng lực trí tuệ và quyết định sự thành công của một người. Mãi đến thế kỷ 20, sai lầm đó mới được nhận thức lại khi các dữ liệu tối mật của nhiều quốc gia bị đánh cắp bởi những "tin tặc" có IQ siêu đẳng; tội phạm quốc tế ngày càng nhiều với những trùm mafia cực kỳ thông minh nhưng gian ác. Sau đó người ta kết luận, nếu chỉ đo lường bằng chỉ số IQ thì không thể phân định rạch ròi được những loại người: thiện -ಞ ác; tốt - xấu; có ích - gây hại. "Thật nguy hiểm nếu kẻ ác có chỉ số IQ cao".
Thực tế cho thấy nhiều người rất thông minh nhưng thuộc loại đục khoét, quấy nhiễu, có hại cho cộng đồng và xã hội. IQ là một con số hầu như không thay đổi trong đời người. Nói cách khác, cấu trúc sinh học là yếu tố chính quyết định chỉ số thông minh. Sinh ra một đứa con có IQ cao là niềm hạnh phúc của các bậc phụ✃ huynh nhưng nhiều người thành đạt, địa vị lại có chỉ số EQ cao hơn IQ.
Làm sao biết một người có EQ cao hay thấp?
EQ đã được công nhận là một công cụ quan trọng trong việc dự đoán khả năng thành đạt. EQ cho thấy sự thành bại của một con người không chỉ phụ thuộc vào trí tuệ màಌ còn phụ thuộc vào suy nghĩ, tấm lòng và công sức lao động của họ.
Người có EQ cao nắm rõ các cảm xúc của mình và người khác, có lòng cảm thông, kiểm soát được cảm xúc, biết rõ các cảm xúc tích cực và tiêu cực, chí thú với công việc và có những kỹ năng giao tiếp xã hội. Nhờ đó họ có tin𝓰h thần làm việc tập thể và xây dựng tốt các mối quan hệ trong tập thể để công việc đạt hiệu quả cao.
Những người thuộc nhóm này thường có tính kiên định, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Nhờ khả năng thấu cảm,༒ họ dễ hòa nhập, biết cư xử hợp lẽ và dễ thành công hơn. Họ cũng là người có tấm lòng rộng mở, quyết tâm học hỏi, đồng thời có suy nghĩ sâu sắc, cá tính mạnh mẽ và kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão tốt đẹp của mình.
"Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số những người thành đạt đều có EQ cao, do họ có khả năng nhận thức, thấu hiểu và điều hòa các mối quan hệ của mình, được nhiều người ủng hộ, thương mến. Trái lại, người 🍒có EQ thấp thường thiếu sự thấu cảm, hay trách mắng người khác, hay chấp vặt, độc đoán, hồ nghi, chê trách, cản trở người khác", bà Thúy cho biết.
Thi Trân