Yokohama FC được thành lập cách đây 24 năm. Xét về thành tích tại J1, họ cũng đứng chót khi mới đá ba mùa ở J1, trong khi 17 đội còn lại đều đã chơi hơn 10 mùa.𒊎 Trong 31 đội từng chơi ở J1 trong lịch sử, Yokohama cũng chỉ đứng thứ 28 🃏về số trận.
Yokohama FC có trụ sở ở thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa. Yokohama và Kanagawa đều lần lượt là thành phố và tỉnh đông dân thứ hai Nhật Bản, đều sau Tokyo. Kanagawa đang sở hữu nhiều đại diện nhất ở J1, với bốn đội gồm Yokohama FC, Yokohama F Marinos, Kawasaki Frontale và Shonan Bellmare. Trong đó, hai đội đầu tiên có trụ sở ở thജành phố Yokoh🤡ama, nằm ở phía nam Tokyo, còn ba đội kể tên sau cùng đều thành lập từ hơn 50 năm trước.
Yokohama FC và F Marinos có sự chênh lệch lớn về truyền thống, quy mô cũng như sức mạnh. Yokohama F Marinos giàu thành tích thứ hai lịch sử J1, cả về số mùa giải lẫn danh hiệu, chỉ sau Kashima Antlers. Trong khi F Marinos vừa vô địch J1 2022, đội bóng mà Công Phượng vừa đầu quân mới trở lại J1 từ mùa 2023. Sân bóng của hai đội này cách nhau chỉ khoảng 6 km, nằm ven vịnh Tokyo. Sân Nissan của F Marinos có sức chứa hơn 72.000 khán giả, đứng đầu J1. Còn Yokohama 🔴FC chơi trên sân Mitsuzawa, với 15.046 ghế, ít nhất J1.
Doanh thu của Yokohama FC, cũng như hầu hết CLB chuyên nghiệp Nhật Bản, chủ yếu tới từ những nhà tài trợ. Doanh thu của đội bóng mùa 2019 - khi họ về🍷 nhì J2 League và lên hạng - đạt 1,84 tỷ yen (327 tỷ đồng), trong đó nguồn thu từ các nhà tài trợ chiếm 61%, tương ứng khoảng 200 tỷ đồng. Nguồn thu từ bán vé cao thứ hai, đạt 35 tỷ đồng, ngoài ra là các khﷺoản thu từ J-League, học viện hay bán hàng.
Doanh thu của một CLB V-League hàng năm gần đây rơi vào khoảng 44,8 tỷ đến 63,7 tỷ đồng. Trong đó, khoảng một nửa n💫guồn thu tới từ nhà tài trợ. Doanh thu của Yokohama FC cao hơn các đội V-League khoảng sáu lần.
Cũng trong năm trước khi Covid-19 bùng phát, Yokohama FC làm ăn không lãi cũng không lỗ, so với lợi nhuận trung bình của J2 là 45 triệu yen (8 tỷ đồng). Trong khi🉐 đó Yokohama F Marinos chơi ở J1 có doanh thu 5,884 tỷ yen (1.045 tỷ đồng), dù lợi nhuận chỉ là 3,6 tỷ đồng.
Quỹ lương của Yokohama FC năm 2019 là 916 triệu♋ yen (163 tỷ đồng). Trong đó, các cầu thủ chủ chốt nhận khoảng 20 triệu đến 55 triệu yen (3,5 đến 9,8 tỷ đồng). Các cầu thủ trẻ chủ yếu nhận từ 10 triệu yen (1,8 tỷ đồng) trở xuống. Dù vậy, quỹ lương của đội đã tăng thêm 65% sau đó hai mùa giải, lên mức 1,513 tỷ yen (269 tỷ đồng) năm 2021. Doanh thu của đội cũng tăng 39% trong giai đoạn này.
Yokohama FC từng sở hữu nhiều tuyển thủ Nhật Bản, trong đó có Daisuke Matsui, Tatsuhiko Kubo, Masahiko Inoha, Shunsuke Nakamura hay là Kazuyoshi Miura. Miura hay còn được gọi là "King Kazu" đã thuộc biên chế Yokohama FC từ năm 2005, và tiền đạo này là cầu thủ chuyên nghiệp già n𝔍hất thế giới ở tuổi 55.
Cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở Nhật Bản là Lê Công Vinh, cho Consadole ওSapporo tại J2 theo dạng cho mượn năm 2013. Anh cũng là cầu thủ duy nhất của Việt Nam ghi bàn ở một giải chuyên nghiệp Nhật Bản đến nay. Công Phượng là cầu thủ Việt Nam thứ hai khoác áo một CLB J1, sau Đặng Văn Lâm cùng Cerezo Osaka, dù thủ môn tuyển Việt Nam không được chơi trận nào tại giải này trong hai mùa giải.
Công Phượng cũng là cầu thủ Đông Nam Á thứ ba trong lịch sử Yokohamꦛa FC, sau Satoshi Otomo (Philippines) giai đoạn 2004-2005 và Nguyễn Tuấn Anh năm 2016. Otomo là tiền vệ sinh trưởng ở Nhật Bản và cũng chỉ một lần khoác áo tuyển Philippines năm 2014, còn Tuấn Anh chơi ở Yokohama theo dạng cho mượn dù không đá trận nào tại J2.
Dẫn dắt Yokohama FC hiện là HLV 49 tuổi Shuhei Yomoda. Ông Yomoda chưa từng là cầu thủ chuyên nghiệp, mà đi lên từ việc làm HLV Đại học Tsukuba. Trong thời gian Công Vinh chơi ở Sapporo, ông Yomoda làm HLV đội trẻ của CLB này. Ông chuyển sang dẫn dắt Yokohama FC năm 2022 và giúp đội bóng lên hạng chỉ sau mộ🤡t mùa ở J2.
Xuân Bình