Tại buổi tọa đàm về hiện trạng và giải pháp bảo 😼vệ bản quyền nội dung số do Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) tổ chức mới đây, các nhà cung cấp nội dung tại Việt Nam đều khẳng định mạng xã hội, như YouTube, Facebook, đang là môi trường có nhiều vi phạm bản quyền nhất. Chẳng hạn, Facebook được khai thác để livestream bóng đá, hoặc chia sẻ đường link đến web phim lậu; YouTube đăng tải nội dung vi phạm bản quyền hoặc livestream trái phép các chương trình truyền hình.
Truyền hình Vĩnh Long cho biết, thời gian qua đơn vị này phải đối mặt với nhiều vi phạm bản quyền, đặc biệt trên nền tảng YouTube. "Khi chúng tôi đang chiếu một bộ phim, trên YouTube cũng có một🥀 số kênh phát trực tiếp phim đó", người đại diện cho biết, đồng thời 🌠ông khẳng định các chiêu trò "re-up" (đăng tải lại) như bóp méo hình, méo tiếng, xoay video để đánh lừa hệ thống kiểm soát của YouTube xảy ra liên tục với các nội dung của đài.
Đài tiếng nói Việt Nam VOV sau thời gian dài cung cấp nội dung qua sóng phát thaไnh, gần đây bắt đầu đưa lên các nền tảng số. Tuy nhiên, đơn vị này thậm chí bị YouTube đánh dấu vi phạm bản quyền nội dung do chính họ sản xuất, bởi đã có những đơn vị khác đã đăng lên trước. Ngoài ra, nhiều nội dung dạng "voice" của đơn vị này còn bị chia sẻ trên SoundCloud, lồng hình để đăng lên YouTube, Facebook, hoặc đưa lên các ứng dụng podcast.
Mặc dù thiệt hại không nhỏ, các nhà sản xuất nội dung vẫn chưa có biện pháp triệt để nào để khắc ph🍸ục tình trạng trên. Họ vẫn sử dụng các công cụ cơ bản của nền tảng, chẳng hạn report để Facebook xem xét, hoặc đánh gậy bản quyền trên YouTube.
K+ cho biết đã yêu cầu hạ 15,4 nghìn đường link vi phạm, khóa 16,9 triệu lượt xem trái phép trên hai nền tảng này. VTV Cab cũng đã yêu cầu xóa 30 nghìn viꦇdeo trên Facebook và khóa 2.032 tài khoản vi phạm bản quyền. T🍸rên YouTube, đơn vị này cũng yêu cầu xóa hơn 8 nghìn video, khóa 730 kênh vi phạm.
Facebook và YouTube có cơ chế bảo vệ bản quyền bằng Content ID. Mỗi video sẽ được gắn một mã riêng nhằm xác nhận quyền sở hữu của chủ kênh. Khi video đó được "re-up", doanh thu nếu có cũng sẽ chuyển cho người sở hữu, thay vì người re-up, từ đó tình trạng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên thực tế, nhiều chương trình chưa được nhà sản xuất đăng lên YouTube hay Facebook đã bị người khác lấy về và đăng trước. Một số còn dùng các thủ thuật để qua mặt các nềnꦺ tảng này.
VTV Cab, K+, VOV cho biết họ phải thành lập các đội chuyên đi tìm và xử lý nội dung vi phạm bản qu🎀yền🐠 trên mạng xã hội. Tuy nhiên, biện pháp này chưa triệt để, người nắm giữ nội dung vẫn phải "chạy theo" các đối tượng vi phạm. "Dọn video vi phạm như dọn cỏ. Cứ dọn xong chúng lại lên", đại diện VOV chia sẻ.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, nhận định tình hình vi phạm bản quyền thời gian🦹 qua được thực hiện theo những cách thức tinh vi và luôn thay đổi. Điều này gây khó khăn trong công tác xử lý, đặc biệt khi việc vi phạm đượ𒆙c thực hiện trên các nền tảng xuyên biên giới, từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Ông Phúc đưa ra năm biện pháp nhằm giảm tối đa tình trạng vi phạm bản quyền nội dung số trong thời gian tới. Trước hết, các nhà cung cấp cần nâng cao chất lượng dịch vụ để người dùng chủ động t✅ìm đến và tránh xa các nội dung vi phạm. Bên cạnh đó, cần giáo dục nâng cao nhân thức để người dùng hiểu rằng vi phạm bản quyền là việc bất hợp pháp. Các đơn vị truyền thông phải áp dụng công nghệ trong việc bảo vệ nội dung số và tăng thời gian phát hiện và xử lý video vi phạm. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất nội dung, dù là đối thủ của nhau, cần hợp tác trong việc chống vi phạm bản quyền.
"Trong thời gian tới, Cục sẽ thành lập Trung tâm bảo vệ b🉐ản quyền Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử", ông Phúc nói.
Ngoài Facebook và YouTube, việc vi phạm bản quyền nội dung số hiện nay còn diễn ra trên nhiều nền tảng khác, như các trang tin điện tử, ứng dụng xem video lậu hay các website chuyên livestream, các sàn giao dịch điện tử bán tài khoản lậu. Vi phạm chủ yếu thuộc nhóm nội dung về giải trí😼, như bóng đá, phim, game show,𝔉 ca nhạc.
Lưu Quý