"Musk dường như là điềm lành lớn nhất dành cho Zuckerberg thời gian qua. Hành động đổi sang X đang cho thấy việc lựa chọn thương hiệu Meta chưa phải là thảm họa", trang công nghệ TechCrunch bình luận.
Tháng 10/2021, Mark Zuckerberg gây bất ngờ khi đã đổi tên công ty Facebook thành Meta, đầu tư 13,7 tỷ USD cho tham vọng theo đuổi vũ trụ ảo metaverse. Chỉ s✱au một năm, giá trị vốn hóa của công ty giảm tới 70% từ 900 tỷ xuống còn 270 tỷ USD. Bộ phận chuyên về công nghệ thực tế ảo Reality Labs cũng lỗ hàng tỷ USD.
Facebook lao dốc sau một năm đổi tên
Chiến lược của Zuckerberg bị các nhà đầu tư đánh giá là sai lầm, trong khi nhân viên dần mất niềm tin vào ông chủ. Công ty phải sa thải hơn 20.000 người chỉ trong sáu tháng. CEO Meta cũng nhận trách nhiệm cho những g🙈ì mình đã làm và cố gắng sửa sai bằng việc theo đuổi mục tiêu mới là AI.
"Bạn biết điều gì tệ hơn việc đầu tư 13,7 tỷ USD vào thứ mà không ai muốn trả tiền không? Đó là chi 44 tỷ USD cho một thứ để giết chết nó", TechCrunch đặt câu hỏi. "Trận đấu trong lồng sắt chưa diễn ra, nhưng trận chiến mới đã mở ra trư☂ớc mắt: Meta hay X thu hút hơn"🅺.
Giới nhà phân tích và chuyên gia về thương hiệu đánh giá việc đổi tên của Musk là sai lầm nghiêm trọng. Todd Irwin, nhà sáng lập Fazer, cho biết Twitter là ꦺmột trong các thương hiệu truyền thông xã hội dễ nhận biết nhất. "Logo chim xanh ngang hàng với Instagram và Facebook trong hầu hết trường hợp", Irwin nhận xét.
Joshua White, phó giáo sư chuyên ngành tài 🍒chính tại Đại học Vanderbilt, sau khi đổi tên, X sẽ phải xây dựng mọi thứ từ đầu, gây tốn nhiều thời gian, tiền bạc và những giá trị vô hình không thể đong đếm.
Bên cạnh Meta, giới công nghệ cũng có một số trường hợp đổi tên khác, như Apple Computer thành Apple năm 2007, hay Google thành Alphab𝓰et. Tuy nhiên, họ chỉ♑ thay đổi tên công ty mẹ và vẫn duy trì các thương hiệu như Facebook hay Google, khác cách Musk thực hiện với Twitter.
"Facebook và Google đã trở thành Meta và Alphabet. Meta phản ánh niềm tin của Mark Zuckerberg v🧸ào tương lai metaverse, trong khi Alphabet có mối liên hệ với cách Google sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ tìm kiếm", Paul Armstrong, cố vấn công nghệ và nhà sáng lập TBD Group, đánh giá. "Twitter thì khác. Rõ ràng động lực của Musk khác với hai ông lớn kể trên. Sự thay đổi từ Twitter ꦑsang X vẫn còn là điều bí ẩn".
Tuy nhiên, việc đổi thương hiệu có thể "là cách hữu ích để đưa Twitter quay lại tâm điểm chú ý sau màn ra mắt ngoạn mục của Threads", theo Nii A🔯hene, Giám đốc chiến lược của công ty quảng cáo kỹ thuật số Tin♕uiti.
Bruce Daisley, nhà tư vấn về văn hóa làm việc tại Mỹ, cho rằng động thái của Musk chỉ đơn giản là cách ghi dấu ấn của tỷ phú Mỹ. "Ông ấy muốn nhắc rằng ai đó, không phải ông ấy, đã tạo nên Twitter. Ông ấy muốn tạo dấu ấn riêng bằng thương hiệu mới", Daisley nói với Telegraph.
Đối với cựu nhân viên Twitte♕r, một số nói bản thân "cảm thấy thoải mái" khi nền tảng đổi thành X. "Tôi sẽ yên tâm với điều này. Twitter 🐼mà tôi biết và làm việc 10 năm đã không còn tồn tại kể từ khi được mua lại", Jean-Philippe Maheu, cựu giám đốc bán hàng Twitter, viết trên trang cá nhân.
Bảo Lâm