🅰Tổng cục Thống kê vừa công bố SCOLI (chỉ số sinh hoạt theo không gian) năm 2023. Theo đó, giá hàng hóa, dịch vụ ở Hà Nội thuộc dạng đắt đỏ nhất cả nước, liền sau là TP HCM (bằng 98,44% so với Hà Nội). Hiện nay, chính phủ đã có nhiều biện pháp quản lý, điều hành giá, giúp kiểm soát lạm phát ở mức 3,25%. Thế nhưng, bài toán kinh tế và quản lý chi tiêu vẫn là một câu hỏi hóc búa khiến nhiều người lao động đang sinh sống ở hai thành phố lớn nhất cả nước phải đau đầu tìm lời giải.
🔴Cá nhân tôi rất đồng cảm với câu chuyện khó khăn trong quản lý chi tiêu của nhiều người hiện nay vì đã có hơn chục năm sinh sống và làm việc ở cả hai thành phố Hà Nội và TP HCM. Năm 2011, tôi sống ở Hà Nội, lương lúc đó chỉ có vỏn vẹn 4 triệu đồng một tháng. Tôi thuê phòng trọ với giá 800.000 đồng, đi xe máy cà tàng và chủ yếu mua quần áo, giày dép ở chợ sinh viên (hãn hữu lắm mới dám vào siêu thị mua sắm).
🍸Thỉnh thoảng, tôi cũng được người nhà ở quê tiếp tế cho một ít đồ ăn (nhưng không thường xuyên). Thế nhưng, tôi vẫn có thể bao nuôi thêm được hai đứa em ở cùng. Tôi lo hết tiền ăn bữa tối và các dịch vụ thiết yếu đi kèm (điện, nước, Internet...). Lúc ấy, thu nhập thấp nhưng tôi vẫn sống khỏe. Thậm chí, ba anh em tôi lâu lâu vẫn đi chơi, đi hát karaoke. Tất nhiên, chúng tôi tháng nào tiêu hết tháng đó chẳng chẳng để được đồng nào.
🍷Một năm sau, tôi chuyển vào TP HCM. Tôi lấy vợ và sinh được một bé. Lúc này, lương của hai vợ chồng tôi trung bình khoảng 30 triệu đồng một tháng. Chúng tôi ở nhà thuê với giá 4 triệu đồng, vẫn đi làm bằng hai xe máy, nhưng không phải bao nuôi thêm ai và thỉnh thoảng vẫn được người nhà tiếp tế lương thực.
>> 𒈔Chi tiêu tằn tiện 15 triệu đồng một tháng ở TP HCM
🐭Nhờ thu nhập tăng lên nên chúng tôi có thể mua sắm được một số tiện nghi, nội thất trong nhà (nhưng vẫn chưa phải là đồ đắt tiền). Có điều, gia đình tôi vẫn không có chút tích lũy nào. Một phần vì có thêm em bé nên nhiều khoản phải chi tiêu hơn, phần khác vì tôi thấy ở TP HCM dễ tiêu tiền hơn ngoài Hà Nội, ăn uống cũng đắt đỏ hơn.
🌟Giờ đây, sau hơn 10 năm sinh sống và làm việc ở Sài Gòn, mức thu nhập của vợ chồng thôi tăng lên khoảng 70 triệu đồng một tháng. Chúng tôi đã có nhà chung cư (tự vay ngân hàng để mua), hai đứa con đang học trường tư thục. Chúng tôi cũng ăn cơm tự nấu nhiều hơn (tự nấu cơm mang đi làm, thỉnh thoảng vẫn ăn ngoài cùng bạn bè). Thực phẩm trong nhà hầu hết được mua ở siêu thị. Quần áo, giày dép... chúng tôi chủ yếu mua online, săn giảm giá. Mỗi tháng, hai vợ chồng vẫn phải trả góp cho ngân hàng.
ܫĐược cái, chúng tôi vẫn có một khoản tích lũy để duy trì hai chuyến du lịch cho cả gia đình mỗi năm (một lần đi cùng cơ quan và một lần đi riêng tự túc cùng với đại gia đình). Cuối năm nay, sau khi trả hết tiền vay mua nhà, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục mua trả góp ôtô điện. Hạn chế lớn nhất của gia đình tôi lúc này là vẫn chưa có khoản quỹ tích lũy đủ lớn để phòng rủi ro hoặc mua bảo hiểm cho các thành viên trong nhà.
꧒Hy vọng, chia sẻ của tôi có thể giúp nhiều gia đình có thêm niềm tin, động lực để sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Với sự đầu tư đúng đắn, quản lý chi tiêu hợp lý, tôi tin già giá cả có leo thang, cuộc sống có nhiều khó khăn hơn, các bạn vẫn sẽ tìm ra cách để thích nghi và tồn tại.
>> Bạn đang có câu chuyện truyền cảm hứng, gửi bài về mục Cà phê sáng tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.