WHO kêu gọi các nước đầu tư vào vi꧑ệc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về t💦hính giác. Theo báo cáo có quy mô toàn cầu đầu tiên của WHO về vấn đề thính giác, các nguyên nhân gây bệnh gồm nhiễm trùng, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, phơi nhiễm tiếng ồn và thói quen sinh hoạt. Trong đó phơi nhiễm tiếng ồn và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân có thể ngăn ngừa được.
Báo cáo đề xuất hàng loạt biện pháp khắc phục với chi phí ước tính trung bình 1,33 USD (tương đương khoảng 30.000 đồng) cho mỗi người trong một năm. Các biện pháp được đề xuất gồm giảm tiếng ồn trong không gi🌃an công cộng, tăng cường tiêm chủng ở các bệnh viện như tiêm phòng virus viêm màng não - một loại virus có thể gây mất thính lực.
Báo cáo cũng chỉ ra các thiệt hại nếu vấn đề này không⛎ được giải quyết. "Ước tính khoảng 1.000 tỷ USD bị mất mỗi năm nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết các vấn đề k꧂hiếm thính một cách thỏa đáng", tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ông cho biết thêm: "Mặc dù gánh nặng tài chính là rất lớn, nhưng thiệt hại không thể định lượng được là nỗi đau khổ do mất khả năng giao tiếp, ♛giáo dục và tương tác xã hội".
Theo báo cáo, hiện cứ 5 người có một người gặp các vấn đề về thính giác, tỷꦜ lệ 20%. Số người có nguy cơ mất thính giác có thể tăng hơn 1,5 lần trong ba thập kỷ tới, từ 1,6 tỷ theo số liệu 2019 lên 2,5 tỷ người. 700 triệu người trong số này sẽ gặp các vấn đề thính giác nặng phải điều trị.
Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về thính giác là thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc, đặc biệt là ở các quốc gia có th♕u nhập thấp, nơi có ít chuyên gia để điều trị cho người bệnh. Gần 80% người khiếm thính sống ở các nước nghèo nên hầu như không được hỗ trợ.
Ngay cả ở các quốc gia giàu có với cơ sở vật chất tốt hơn, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm 🦩sóc cũng không đồng đều. Thậm chí ở những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì kiến thức liên quan đến phòng ngừa, nhận biết sớm vấn đề mất thính lực, các bệnh về tai vẫn còn thiếu.
Ngoài ra, việc thiếu thông tin kiến thức về bện🍰h và sự kỳ thị xung quanh cũng ngăn cản mọi người nhận được sự ♎chăm sóc y tế cần thiết. WHO khuyến nghị nên sàng lọc có hệ thống để phát hiện bệnh kịp thời vào những giai đoạn quan trọng. Uớc tính có 60% số ca khiếm thính ở trẻ em là có thể ngăn ngừa.
Lê Cầm (Theo SCMP)