Gần 20 năm trước, chị Ngô Thị Hoàng Mỹ (TP HCM) phát hiện mắc bệnh ung thư máu. Biến cố khiến chị suy sụp, song hai con thơ là nguồn động viên thôi thúc chị không được từ bỏ, phải cố gắng điều trị, "còn 𝐆nước thì còn tát". Thời điểm ấy, chị vừa cố gắng duy trì công việc để kiếm tiền nuôi con, vừa chiến đấu với bệnh ung thư máu. Nhiều lần sức khỏ🧜e suy kiệt, chị tự trấn an không được buông tay.
Sau nhiều năm điều trị, bệnh ung thư máu đã thoái lui. Những tưởng phần đời còn lại có thể bình an, rũ bỏ gánh nặng bệnh tật thì một lần nữa, bác sĩ thông báo quá trình hóa trị, xạ trị ung thư máu trước đây ảnh hưởng 🐻đến cơ quan nội tạng, khiꦯến gan bị xơ. Ba năm trở lại đây, bệnh xơ gan đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Chị phải nhập viện nhiều lần do liên tục bị xuất huyết nội tạng.
Chị Trần Thị Linh (50 🌞tuổi, TP HCM), người nhà bệnh nhân chia sẻ, chị ꦜMỹ âm thầm chịu đựng bệnh xơ gan vì sợ người thân lo lắng. Hai năm trước, chị đang ngủ, máu trong miệng bỗng trào ra khắp giường, mọi người mới biết chị giấu bệnh. Lúc đó, bệnh xơ gan đã ở giai đoạn cuối, bụng chị phình to, căng cứng, gân máu nổi trên lớp da căng bóng.
"Tôi không thể nhớ hết số lần chị Mỹ bị trào máu mũi, máu miệng, mắt trợn ngược, sùi bọt mép... Đi khám khắp nơi𓆉, bác sĩ nhận định, chị chỉ sống thêm vài tháng. Tôi ôm chị khóc nước mắt ngắn dài", chị Linh trải lòng.
"Tôi cũng từng buồn, đau đớn khi bệnh tật đeo bám dai dẳng. Nhưng suốt những năm dài chống chọi căn bệnh quái ác, tôi cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vì 🅷buồn phiền không thể giúp tôi khỏe mạnh tꦯrở lại. Tôi còn sống được ngày nào thì phải vui vẻ, sống có ý nghĩa ngày đó", chị Mỹ nói.
Một ngày đầu năm 2021, chị Mỹ bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu miệng, hôn mê, được người thân đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM và từ đó đến nay chị nhiều lần thoát khỏi "cửa tử". Tiếp nhận ca bệnh, BS.CKI Phan Tuấn Trọng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM ꦜđã chỉ định nội soi, cầm máu, điều trị xuất huyết tiêu hóa cho bệnh nhân.
Trung tuần tháng 4 vừa qua, c🔥hị Mỹ lại được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM trong tình trạng xơ gan nặng nên ứ đọng chất độc dẫn đến hôn mê, chảy máu chân răng, ói và đi tiêu ra máu... và được cứu chữa kịp thời.
Bác sĩ Phan Tuấn Trọng nhận đ🌱ịnh, bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối nên đi đứng khó khăn, ngồi chút cũng thấy mệtꦆ và dễ gặp các tổn thương cấp tính, nguy cơ tử vong rất cao. Người bệnh cần điều trị duy trì để kéo dài sự sống và ngăn những đợt bệnh nặng. Bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường đã cho thấy sức sinh tồn rất lớn và những nỗ lực cứu chữa, không buông tay của các bác sĩ.
Sức khỏe chị Mỹ tốt dần lên, gia đình bệnh nhân rất vui mừng. Hai năm nay, chị có thể t🐼ự đi đứng, nói chuyện, sống vui bên con, trong khi trước đây chị cứ nghĩ mình chỉ sống được thêm vài tháng.
"Hai năm nay, tôi liên tục rơi vào nguy kịch, nhiều lúc tưởng mình đã ra đi. Nhiều lần vào cấp cứu ở bệnh viện, tôi đều được bác s🅷ĩ Trọng tận tình cứu chữa nên mới sống được đến hôm nay. Quá trình điều trị và nội soi tiêu hóa rất nhẹ nhàng, không làm tôi đau đớn nên không lo sợ khi đến bệnh viện", chị Mỹ chia sẻ.
Theo bác sĩ Phan Tuấn Trọng, điều trị thành công m♋ột ca bệnh không chỉ phụ thuộc vào tình trạng lúc nhập viện mà cần có sự ân cần của nhân viên y tế. Khi gặp bệnh nhân 💮đau yếu, đặc biệt là ca cấp cứu, bác sĩ phải linh hoạt xử lý quy trình để bệnh nhân sớm được điều trị. Bác sĩ phải trở thành người bạn để bệnh nhân dễ dàng chia sẻ và phối hợp điều trị. Việc hợp tác này sẽ hạn chế các đợt tổn thương cấp tính, giảm được tỷ lệ tử vong, giúp bệnh nhân ăn uống tốt và tinh thần lạc quan hơn.
"Quan điểm của tôi là lúc ốm đau, bệnh nhân chỉ còn tin vào bác sĩ. Nếu bác sĩ đầu hàng thì người bệnh kh🔥ông còn hy vọng, họ rơi vào tuyệt vọng. Đây chính là điều khiến họ không thể chống chọi với bệnh tật. Vì thế, tôi luôn tâm niệm người bác sĩ, nhân viên y tế không chỉ điều trị, chăm sóc cho người bệnh mà còn phải đồng hành cùng họ, xoa dịu nỗi đau, giúp họ có niềm tin vào cuộc sống. Đây lཧà điều quan trọng, góp phần rất lớn tăng tỷ lệ điều trị thành công", bác sĩ Trọng chia sẻ thêm.
Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Trăm Nguyễn