Thông tin được một lãnh đạo bến xe Miền Đông mới (TP Thủ ไĐức) cho biết chiều 25/10, khi đề cập đến hoạt động của đơn vị sau 15 ngày bến có thêm 79 tuyến, nâng tổng số tuyến qua đây lên hơn 100.
Bến xe Miền Đông mới được đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng. Đây là bến xe lớn nhất nước, phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên, suốt hai năm bến rất ế khách vì khá xa trung tâm và thiếu xe kết nối. Từ ngày 11/10, thành phố chuyển 79 tuyến với k🍒hoảng 1.600 xe từ bến cũ về bến xe 𝓰Miền Đông mới với kỳ vọng hành khách qua đây đông hơn.
Theo đó, nếu đúng kế hoạch, 79 tuyến mới với 1.600 xe sẽ phải có hơn 500 chuyến xe hoạt động mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi dời qua bếꩵn mới các tuyến này chỉ còn 206 chuyến, tức giảm gần 300 chuyến xe. Những xe này chủ yếu chạy các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định.
"Một số đơn vị vận tải dời qua bến khác và khá nhiều xe chuyển đến các bãi đậu ở nội đô để đón trả khách", ông nói và dẫn chứng một số địa điể🤪m như số 391, 397 Đinh Bộ Lĩnh đối diện bến xe Miền Đông cũ, vài ngày gần đây ôtô khách tăng cao ra vào. Đây là một trong khu vực tình trạngꦺ đón trả khách lộn xộn, bị phản ánh suốt nhiều năm qua.
Ghi nhận của VnExpress chiều 25/10, không khí ở bến xe Miền Đông mới nhộn nhịp hơn trước, song lượng khách chưa tương xứng với quy mô của đầu mối vận tải đường bộ lớn nhất nước vì nhiều người vẫn giữ thói quen đón xe ở nội thành. Thống kê của bến cũng cho thấy từ 11-23/10, khách qua bến đạt hơn 34.300, bình quân mỗi ngày chỉ có khoảng 2.♓600 người, tăng 54% so với trước khi dời thêm 79 tuyến từ bến cũ qua.
Một tài xế thuộc nhà xe Minh Thông cho biết lúc trước doanh nghiệp có 4 đầu xe đều hoạt động ở bến xe Miền Đông cũ, chạy cố định về Tánh Lꦿinh, Bình Thuận. Sau khi được yêu cầu dời sang nơi mới, hãng đăng ký cho hai xe qua bến An Sương chạy cùng tuyến đường trên, vì lo ngại địa điểm mới ở xa, xe sẽ vắng khách. "Trường hợp ôtô ở bến xe Miền Đông ít khách vẫn có xe ở An Sương, vì bến này có từ lâu ở thành phố, nhu cầu khách đi lại cao", ông nói.
Trước tình hình đó, Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV (Samco - đơn vị quản lý bến xe Miền Đông mới) cho biết, đã kiến nghị Sở Giao thông Vận tải chưa cho các đơn vị trong danh sách phải dời sang bến xe Miền Đông mới đăng ký mở các tuyến mới. Đồng thời, Samco cũng muốn thành phố sớm cấm ôtô giường nằm và xe có sức chứa, kích thước tương đương vào trung tâm; xử lý🦩 tr💝iệt để "xe dù, bến cóc" để bến xe Miền Đông mới hoạt động hiệu quả hơn.
Trước đó, để tạo thuận tiện ra vào bến xe Miền Đông mới, Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức 4 tuyến buýt kết nối trực tiếp gồm: 55 (đi Công viên phần mềm ꦛQuang Trung), 56 (qua bến xe Chợ Lớn), 76 (đi Long Phước), 93 (đi Bến Thành). 5 tuyến buýt khác đi 🐓ngang bến xe gồm: 150, 60-1, 60-2, 60-3 và 60-4. Ngoài ra, hai xe buýt cũng được bố trí để chở khách miễn phí từ bến cũ qua bến mới.
Gia Minh