Đọc bài viết "𒁃Tài sản thừa kế giúp tôi vượt xa người bạn tay trắng vào đờiಞ" mà tôi thấy bùi ngùi, thấy đâu đó hình ảnh của chính mình trong câu chuyện trên. Bản thân tôi cũng như người bạn của tác giả, cũng loay hoay mãi với cuộc sống này, không phải bởi vì gia đình không có điều kiện mà có lẽ vì mẹ sợ con cái phá của, hoặc mang tư tưởng trọng nam khinh nữ nên nhất quyết để tôi tay trắng vào đời.
ꦚAnh trai tôi vốn học hành làng nhàng. Sau khi học xong, anh về quê lấy vợ, được mẹ cắt đất cho xây nhà, phụ chăm cháu, để vườn tược cho làm ăn. Trong khi đó, tôi là con gái, từ bé đã ý thức ham học, ra trường lăn lộn tự bươn chải. Đi làm mười mấy năm, giờ đã 34 tuổi, nhưng trong tay tôi vẫn chẳng có gì nhiều do thiếu sự hậu thuẫn của gia đình.
💙Vài lần, tôi ngỏ ý vay mẹ thêm một chút để mua nhà hay đầu tư làm ăn. Tuy nhiên, tất cả những lần đó, tôi đều nhận lại sự im lặng từ mẹ, mặc dù mẹ từng cho người ngoài mượn sổ đỏ để thế chấp.
>> Cả đời tiết kiệm mua nhà cho con
𒁃Nhà tôi cũng may mắn có nhiều đất đai. Ngoài miệng, mẹ lúc nào cũng bảo sẽ chia đều tài sản cho cả con trai cũng như con gái, không ai hơn ai. Thế nhưng, tới lúc tôi cần giúp đỡ thì mẹ đều lơ đi, làm tôi cũng thấy chạnh lòng. Sự đối xử bất bình đẳng của cha mẹ với con cái chính là nguyên nhân chính gây nên rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
🌄Thực ra, anh trai tôi từng đi biền biệt bảy năm trời không ngó ngàng gì đến gia đình. Còn tôi cuối tuần nào cũng đi hơn 50 km từ chỗ học, chỗ làm để về nhà phụ mẹ việc nhà cửa, vườn tược. Tôi làm vậy vì nghĩ sẽ tới một lúc mình không thể ở gần để đi về như vậy nữa.
🐠Rồi bốn năm gần đây, khi tôi đi xa, cách nhà 300 km, hầu như cứ một, hai tháng lại tranh thủ về thăm mẹ một lần. Tôi tự đi làm kiếm tiền trang trải để đi học. Đến khi đi làm rồi, tôi cũng chẳng bao giờ tiếc với mẹ thứ gì, từ quần áo, thuốc bổ đến tiền bạc. Nhưng có lẽ con người vốn là vậy, người hay bỏ ra thì lại bị coi là lẽ đương nhiên.
༺Giờ đây, tôi tự dặn lòng không nên nghĩ ngợi, mong đợi nhiều về phần thừa kế của gia đình nữa. Giả sử tới lúc 50 tuổi, mẹ có ý định chia tài sản đi nữa thì nó cũng không còn nhiều ý nghĩa với mình nữa, vì lúc đó có khi tôi cũng chẳng còn nhiệt huyết để phấn đấu, cơ hội phát triển cũng chẳng còn.
Đó là chia sẻ của độc giả Thuyhuong sau bài viết "ওTài sản thừa kế giúp tôi vượt xa người bạn tay trắng vào đời" của tác giả Minh Phương🐓. Trong đó, tác giả chia sẻ về số phận khác biệt giữa bản thân khi nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính từ gia đình với người bạn thân vào đời bằng hai bàn tay trắng. Dù giỏi giang hơn và không ngường nỗ lực, nhưng chính việc xuất phát điểm quá thấp khiến người bạn đó phải chật vật với cuộc sống sau này.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
- Tôi không cần tài sản thừa kế bố mẹ cả đời tích lũy
- 'Người bản lĩnh không trông chờ thừa kế'
- Nhà tôi ba đời chia đều thừa kế
- Tôi cho con gái 50% tài sản thừa kế trước khi đi lấy chồng
- Gia đình tôi yên ổn khi cha mẹ chia đều thừa kế
- Tôi nhất quyết chia thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái