Béo phì ở tuổi dậy thì là tình trạng chất béo tích tụ trong cơ thể quá mức dẫn đến thừa cân khi chưa tới 18 tuổi. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở nước ta tăng 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên🌼 19% năm 2020.
BS.CKII Trần Thùy Ngân, khoa Nội tiết - Đái tháo đường,𒊎 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tình trạng béo phì ở trẻ không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thời điểm hiện tại và cả khi trưởng thành. Ở tuổi dậy thì, yếu tố dinh dưỡng, cân bằng năng lượng, các hormone trong cơ thể tác động nhiều đến quá trình điều hòa tăng trưởng, phát triển. Trẻ thừa cân, béo phì thường dậy thì sớm hơn các bạn cùng tuổi, nguy cơ cao gây ra các bệnh về rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, tim mạch và các biến chứng khác.
Trẻ trong tuổi dậy có c𒆙hỉ số khối cơ thể (BMI) trên 🤡25 được xếp vào nhóm béo phì, thừa cân. Bác sĩ Ngân cho biết trẻ nên giảm cân ở độ tuổi dậy thì vì vừa giúp ngoại hình cân đối, sức khỏe ổn định, vừa tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Dưới đây là một số cách giảm cân ở tuổi dậy thì mà phụ huynh có thể tham khảo.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ăn uống lành mạnh để kiểm soát cân nặng mà không làm trẻ chậm lớn. Chất béo có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, 𓃲quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, dư thừa chất béo dẫn đến tăng nồng độ hormone sinh dục, leptin... khiến quá trình tăng trưởng nhanh.
Trẻ nên ăn chất béo lành mạnh từ các loại thực phẩm như dầu ô li♏u, cá hồi, cá trích, cá basa... Rau xanh giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, chất xơ nhưng chứa ít calo, hỗ trợ bảo vệ tế bào của cơ thể, no lâu, tránh ăn quá nhiều.
Thịt trắng (gà, vịt) và cá có hàm lượng đạm cao, lượng calo thấp giúp no lâu, phát triển cơ bắp mà không gây thừa cân, béo phì. Tinh bột khó chuyển hóa như yến mạch, khoai lang, khoai tây khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn, trẻ 🉐ít đói bụng hơn, từ đó g🔯iảm cân.
Hạn chế nước uống có đường: Nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây chứa nhiều đường cần giảm liều lượng để hỗ trợ 🐷giảm cân an toàn, hiệu quả. Tiêu thụ quá nhiều đường gây tăng cân ở thanh thiếu niên, tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh dễ khiến tăng cân, không tốt cho sức khỏe.
Tăng cường hoạt động thể chất: Trẻ ở độ tuổi dậy thì nên ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn góp phần🅠 loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Trẻ cần tăng cường hoạt động tổng thể hàng ngày nhằm tăng khối lượng cơ, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả.
Phụ huynh nên khuyến khích con tham gia hoạt động thể thao yêu thích và phù hợp như đi bộ đường dài, đạp xe, bóng đá, yoga, bơi lội, khiêu vũ... Tham gia các hoạt động xã hội để tăng mức độ hoạt độngꦏ cũng có ích.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cân nặng. Theo , người ngủ không đủ giấc có nguy cơ thừa cân cao hơn ngư🔯ời ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm. Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng 8-10 giờ mỗi ngày, để cơ thể tăng trưởng, phát triển, hạn chế nguy cơ tăng cân.
Uống đủ nước: 70% cơ thể con người là nước. Uống đủ lượng nước mỗi ngày góp phần tăng cường trao đổi chất,🍌 chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể hiệu quả. Ở tuổi dậy thì, trẻ nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày nhằm cung cấp đủ nước để hoạt động tốt hơn. Trẻ chỉ nên uống nước lọc, nước ép trái cây không đường hoặc ít đường, tránh uống nước ngọt, nước uống có cồn (rượu, bia...).
Khi trẻ có dấu hiệu béo phì, thừa cân, ba mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn chính xác và có phương pháp giảm cân phù hợp. Điều trị giảm cân ở trẻ cần sự phối hợp với bác sĩ Nội tiết để đánh giá chỉ số khối cân nặng, nguy cơ bệnh tật, đồng thời theo dõi chỉ số sức khỏe. Bởi có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo p🅰hì ở trẻ, trong đó một phần nguyên nhân do nội tiết.
Hormone leptin có vai trò điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Khi cơ thể có nhiều tế bào mỡ, lúc này não nhận tín hiệu sản xuất nhiều leptin hơn để điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu não bộ không truyền tín hiệu sản xuất leptin hoặc sản xuất không đủ (gọi là kháng leptin) khiến khó kiểm soát thèm ăn. Giảm cân ở tuổi dậy thì giúp trẻ tránh nguy cơ mắc các bệnh nội tiế🎐t do béo phì.
Đinh Tiên
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp |