Viêm khớp là tên gọi chung để chỉ một nhóm gồm hơn 100 bệnh lý về khớp. Trong đó, thường gặp nhất là thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm cột sống dính khớp, gout, lupus ban đỏ hệ thống... Các bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở gối, háng, cổ tay, cổ chân, đốt sống... Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng ♌đến các mô và cơ quan khác như da, mắt, tim, phổi... Dù viêm khớp thường diễn tiến từ từ nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, làm giảm khả năng vận động, suy𒐪 giảm chức năng của các cơ quan nội tạng, thậm chí là tàn phế...
ThS.BS Phạm Thị Xuân Thư, khoa Nội cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, cho biết, trong hầu hết cá𒉰c trường hợp, người mắc bệnh viêm khớp sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc nhiều khớp cùng lúc.
Những dấu hiệu đặc trưng này 🎀xảy ra theo ꦕcơ chế sau:
Đau khớp là dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm khớp. Tình trạng này có thể kéo dài💟 trong nhiều ngày, xảy ra do tổn thương lớp sụn, các đầu xương𒐪 cọ xát vào nhau khi di chuyển, đau có thể do viêm màng hoạt dịch bao khớp...
Sưng có thể xảy ra do sự gia tăng quá mức của dịch khớp. Dịch khớp là thành phần chịu trách nhiệm bôi trơn, giảm ma sát trong quá trình chuyển động, bảo vệ xương và sụn. Tuy nhiên, khi xuất hiện các tác nhân gây viêm khớp sẽ kích thích tăng sinh 🧜dịch khớp, gây tràn dịch khớp, làm khớp sưng lên và căng tức mỗi khi cử động.
Nóng là dấu hiệu thường gặp của viêm khớp cấp tính như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng... Lúc này, bề mặ🎐t da của khớp bị viêm sẽ nóng lên rõ rệt so với vùng da ở khu vực khác.
Đỏ là tình trạng bề mặt da ở khớp bị viêm đỏ lên, cho thấy bao khớp ở vị trí này đang viêm cấp tính. Dấu hiệu này dễ nhận biết ở khớp ngón tay🐻, ngón chân, gối, cổ ꦬchân, cổ tay...
Ngoài ra, khi bị viêm khớp, người bệnh𒀰 còn có thể xuất hiện các triệu chứng như cứng khớp, giảm phạm vi hoạt động của khớp, sốt, mệt mỏi, sụt cân, xuất hiện các nốt tophi...
Sau khi thực hiện thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định n♉gười bệnh làm các xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-Quang, đôi khi đòi hỏi các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để có chẩn đoán xác định, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Bác sĩ Xuân Thư cho biết, mục tiêu chính của việc điều trị các bệnh lý viêm khớp là giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa khớp tiếp tục bị tổn thương, phòng ngừa các biến chứng. Tùy từng loại bệnh viêm khớp cụ thể sẽ có phương pháp điều trị thích hợp bao gồm điều trị nội khoa, can💎 thiệp phẫu thuật và kết hợp tập vật lý trị liệu.
Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên phối hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm đá giảm đau; sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển để giảm áp lực cho khớp như gậy, khung tập đi...; thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường canxi và vitamin D nhằm củng cố sức khỏe ; tập thể dục thường xuyên với các bài tập và cường độ thích hợp để duy trì cân nặng hợp lý, từ đó giảm áp lực lên khớp, tănꦇg cường sức mạnh các cơ xung quanh; sử dụng dụng cụ bảo hộ khi chơi thể thao để giảm nguy cơ chấn thương.
Viêm khớp là bệnh lý có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tàn phế cao nếu không được điều trị kịp th𓄧ời. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ho꧒ặc bất kỳ dấu hiệu nào khác cảnh báo tình trạng viêm khớp, bác sĩ Xuân Thư lưu ý.
Phi Hồng