Khớp gối là bộ phận dễ tổn thương và bị thoái hóa so với các khớp khác như khớp hông, vai hay𝐆 khớp cổ ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtay, do chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể trong các hoạt động như đứng, đi và chạy. Với cấu trúc phức tạp và sự tham gia vào nhiều chuyển động linh hoạt, sụn khớp gối càng dễ bị mài mòn hơn.
Theo bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, dưới đây là những tác nhân thường gặp dẫn đến thoái hóa 🍃khớp gối.
Thừa cân tác động nghiêm trọng đến khớp gối, bởi khớp phải chịu lực lớn gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể. Cân nặng dư thừa không chỉ gây căn൩g thẳng cơ học lên khớp mà còn kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa khớp. Giảm cân có thể giúp hạn chế đáng kể lực tác động lên khớp gối, từ đó giảm viêm và đau.
Chấn thương là yếu tố hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp gối. Tổn thương của sụn, dây chằng hoặc xương khiến khớp mất ổn định, kích thích phản ứng viêm tại chỗ, làm khớp sưng đau và suy giảm chức năng. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm kéo dài có thể gây hư hại cấu trúc sụn, từ đó dẫn đến thoái hóa khớp. Vận động viên có nguy cơ thoái hóa cao hơn do khớp gối phải chịu áp lực liên tục và hay g🎐ặp chấn thương.
Hoạt động thể lực quá mức tạo ra áp lực lặp lại dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối. Tập quá sức các môn như chạy bộ, bóng đá, bóng rổ, tennis hay làm việc nặng tạo áp lực lớn lên khớp gối. Các cấu trúc như sụn và dây chằng dễ bị tổn thương, kích thích phản ứng viêm. Tình trạng viêm kéo dài không chỉ gia tăng cơn đau mà còn thúc đ🧜ẩy quá trình thoái hóa, giảm khả năng vận động của khớp.
Rối loạn chuyển hóa, nhất là hội chứng chuyển hóa (MetS), ảnh hưởng đáng kể đến khớp gối, làm gia tăng nguy cơ viêm khớp. Những người mắc MetS thường đốiও mặt với các yếu tố như béo phì, rối loạn lipid máu và kháng insulin, làm tăng áp lực lên khớp gối và kích thích phản ứng viêm. Rối loạn chuyển hóa cũng làm tăng khả năng bị thoái hóa khớp, thúc đẩy bệnh tiến triển, gây đau và giảm chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo mọi người, nhất là từ tuổi trung niên, nên đi khám tại chuyên khoa cơ xương khớp định kỳ. Bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên đặc hiệu như Collagen Type 2 không biến tính và Collagen Peptide thủyღ phân góp phần điều hòa hệ miễn dịch, duy trì chất lượng dịch khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Tinh chất Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng), Turmeric Root (tinh chất nghệ), Chondroitin Sulfate... hỗ trợ kiểm soát , tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, chống viêꦦm, làm chậm thoái hóa, phòng ngừa các bệnh xương khớp.
Đình Diệu