Theo thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, thời tiết miền Bắc những ngày gần đây thường xuyên ở mức rét đậm, rét hại, nhiệt độ giảm sâu vào đêm và sáng sớm. Thời điểm này, nếu không bảo vệ sức khỏe đúng cách, nhiều bệnh hô hấp có nguy cơ ღbùng phát như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi...
Bác sĩ Đô cho biết nhiều thói quen rất phổ biến vào mùa đông tưởng là đúꦗng nhưng thực tế không tốt cho sức khỏe, có thể gián tiếp dẫn đến nhiều bệnh hô hấp.
Mặc quá ấm
Mùa đông, chúng ta có xu hướng mặc thật nhiều quần áo vì nghĩ rằng mặc càng nhiều, cơ thể càng ấm và càng tốt cho sức khỏe. Theo bác sĩ Đô điều này chỉ đúng một phần🐭. Mặc quá ấm khiến mồ hôi toát ra, không bay hơi được sẽ thấm ngược vào cơ thể, gây cảm lạnh, ಌviêm phế quản, viêm phổi.
"Chúng t﷽a chỉ nên mặc đủ ấm với 3 lớp áo. Lớp trong cùng để thấm hút, nên mặc loại mỏng, thấm mồ hôi tốt. Lớp thứ hai để cách nhiệt, nên chọn chất liệu len, nỉ. Lớp ngoài cùng để bảo vệ, chắn gió, nên chọn chất liệu dù, vải gió, nhẹ và mềm mại để dễ vận động", bác sĩ Đô khuyên.
Tắm nước nóng thường xuyên
Bác sĩ Đô cho biết mùa đông, tắm nước nóng thường xuyên có thể gây k🍌hô da, mất nước. Chênh lệch nhiệt độ nước so với không khí bên ngoài quá cao có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi, gây bệnh hô hấp, tim mạch, thậm chí đột 🐽quỵ.
Theo bác sĩ, mùa đông nên tắm nước ấm thay vì nước nóng, nhiệt độ nước từ 37- 40.5 độ C là tốt nhất. Mỗi người có thể kiểm tra mức nhiệt độ phù hợp với cơ thể bằng tay, nếu cảm thấy hơi ấm một c🃏hút là tắm được. Khi tắm nên cố gắng tắm nhanh, lau khô người rồi mới mặc quần áo, bước từ từ ra khỏi phòng tắm để cơ thể làm quen dần với nhiệt độ bên ngoài.
Đóng kín cửa
Đây là thói quen của hầu hết các gia đình vào mùa đông vì sợ lạnh. Theo bác sĩ Đô, đóng kín cửa vào mùa đông, bao gồm cả cửa sổ, cửa ra vào trong thời gian dài sẽ gây hại cho hệ hô hấp. Không khí trong🍬 nhà cũng giống như lá phổi, cần được lưu thông liên tục để đẩy chất độc hại ra ngoài. Đóng kín cửa khiến không khí tồn đọng quá lâu, không được làm mới sẽ tích tụ vi khuẩn, virus, khói bụi, hóa chất... gây kích thích đường hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, sổ mũi, hắt xì liên tục. Về lâu dài, người sống trong nhà có thể mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm xoang mãn tính.
"Các gia đình nên tranh thủ mở cửa sổ trong 2-3 giờ vào những ngày chất lượng không k🥂hí tốt để lưu thông không khí trong phòng. Ngoài ra, có thể lắp thêm quạt thông gió ở những khu vực không khí thường xuyên ô nhiễm như nhà bếp, phòng vệ sinh...", bác sĩ Đô khuyến cáo.
Sấy quần áo trong nhà
Trời lꦡạnh thường kèm theo mưa ẩm nên nhiều người chọn sấy khô quần áo trong nhà thay vì phơi ngoài trời. Bác sĩ Đô cho biết việc này có thể làm phát tán hơi ẩm, hó🐟a chất từ xà phòng và nước xả vải, xơ bụi từ vải ra không khí trong phòng. Nếu không khí trong phòng lưu thông không tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để sinh sôi virus, vi khuẩn, nấm mốc, gây nhiễm trùng đường hô hấp. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ càng dễ nhiễm bệnh. Do đó quần áo ướt nên phơi bên ngoài, nơi thoáng khí. Nếu cần sấy khô quần áo trong nhà, nên đặt máy gần cửa sổ để thông gió liên tục.
Hoài Phạm