Trong vụ án liên quan cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sắp được TAND Hà Nội xét xử ngày 22/7 có 7 bị cáo là ♍cựu cán bộ: một người thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 4 người thuộc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và 2 người thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).
Bảy người bị truy tố ở hai nhóm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán. Họ bị cáo buộc biết rõ 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros đều được ông Quyết và đồng phạm huy động bằng những quy trình bất thường, báo cáo tài chính có những con số chênh hàng trăm tỷ đồng... song vẫn "cho qua". "Lo sợ công ty lớn, muốn tạo điều kiện, muốn giúp đỡ, có thân quen", là những lý do 7 người khai với cơ quan điều tra về việc🗹 "biết sai vẫ🔥n làm".
>> 7 cựu cán bộ thuộc UBCKNN, VSD và HOSE bị truy tố
Theo cáo 🌺trạng, muốn đưa 430 triệu cổ phiếu khống lên sàn niêm yết chứng khoán, ông Quyết và lãnh đạo Faros phải qua 3 điều kiện: được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận là công ty đại chཧúng; đăng ký, lưu ký cổ phiếu tại VSD và cuối cùng là niêm yết lên HOSE.
Đăng ký công ty đại chúng
Để được UBCKNN chấp thuận là công ty đại chúng, ♛việc đầu tiên ▨Faros cần làm báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (2014, 2015 và nửa đầu 2016), phải được một công ty kiểm toán độc lập chứng nhận "trong sạch".
Faros do đó ký hợp đồng kiểm toán với Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội🐼 (CPA Hà Nội) để có được xác nhận kiểm toán gian dối này.
CPA Hà Nội là cái tên đã xuất hiện trong vụ án lừa đảo liên quan tập đoàn Tân Hoàng Minh. CPA Hà Nội đã "rửa" báo cáo tài chính cho cha con ông Đỗ Anh Dũng để các công ty thuộc T🎀ân Hoàng Minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu. Vì thế, ông Lê Văn Dò, Tổng giám đốc CPA Hà Nội giai đoạn 2021, đã bị phạt 2 năm tù (án treo).
Sai phạm kiểm toán của CPA Hà Nội trong vụ án liên quan ôngജ Trịnh Văn Quyết xảy ra trước vụ án Tân Hoàng Minh 5 năm, nhưng chung động cơ: khách hàng là tập đoàn lớn, khách quen, ban hành báo cáo kiểm toán "theo ý muốn" của khách dù biết trái luật "để được thanh toán tiền", như lời khai của cựu Tổng giám đốc CPA Hà Nội Nguyễn Ngọcꦓ Tỉnh và kiểm toán viên Lê Văn Tuấn.
"Rửa" xon♏🥂g báo cáo tài chính, Faros nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, được Vụ Giám sát công ty đại chúng của Ủy ban xem xét.
Chín ngày sau, ông Lê Công Điền, khi đó là Vụ trưởng, yêu cầu Faros giải trình 4 nội dung: quá trình tăng vốn, biến động cổ đông, báo cáo tài chính và điều lệ công ty. Dù vậy, lãnh đạo Faros chỉ giải tꦍrình về nội dung số 3.
Nhận thấy các báo cáo tài chính ♓còn nhiều mâu thuẫn, Ủy ban chứng khoán Nhà nước tiếp tục cử đoàn công tác, làm việc với CPA Hà Nội và lãnh đạo Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
CPA Hà Nội·bị kết luận kiểm toán chưa đầy đủ, phải làm lại nhưng bị can Tỉnh và Tuấn sau khi kiểm toán lại vẫn giữ ngu🧸y🦂ên ý kiến cũ, "chấp nhận toàn phần" với các báo cáo tài chính gian dối của Faros.
Ông Đỗ Như Tuấn, Tổng giám đốc Faros, tiếp tục dùng báo cáo⛄ kiểm toán này để đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước công nhận là công ty đại chúng, tháng 6/2016.
Ông Điền lần này ký tờ trình, đề nghị🍌 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận yêu cầu của Faros "mặc dù còn một số tồn tại" và được chấp nhận.
Trong vụ án này, ông Điền bị VKSND Tối cao truy tố về tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán. Tại cơ quan điều tra, ông thừa nhận biết sai vẫn làm do Faros là công ty lớn, chủ tịch FLC có nhiều quan hệ với lãnh đạo các cấp và sở hữu công ty luật. Ông phân trần khi nhận ra "bất thường" đã liên tục yêu cầu Faros giải trình nhưng bജị công ty có đơn khiếu nại, cho rằng ông gây khó khăn.
Cáo trạng nêu, sau khi ký tờ trình chấp thuận cho Faros là công ty đại chúng, ông Điền và đơn vị mình phụ trách đã ít nhất 3 lần buộc Faros bổ sung, giải trình các tài liệu và có công v♛ăn "cảnh báo" với HOSE và HNX về công ty đáng ngờ này.
Cụ thể, ông Điền gửi công văn 4298 đề nghị Faros, dù đã được chấp thuận là công ty đại chúng song vẫn phải tìm công ty kiểm toán khác để kiểm toán lại; làm rõ quá trình tăng vốn điề🅰🐎u lệ do "không đủ cơ sở xác minh vốn thực góp".
Hành vi quay vòng dòng tiền để khống vốn góp của Trịnh Thị Minh Huế, em gái ông Quyết, cũng bị ông Điền😼 nghi vấn, yêu cầu giải trình vì sao "tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền, ngay lập tức có lệnh chuyển tiền đi, liên tiế💟p 18 lần, các lệnh chuyển tiền đến và đi được thực hiện ngay trong ngày".
Ông Điền cũng gửi công văn đến Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, là nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doa⭕nh nghiệp cho Faros trong 5 lần tăng vố🅷n, từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ, "để biết và quản lý theo thẩm quyền".
Cùng ngày, cấp phó của ông Điền tại Vụ giám sát, cũng gửi công văn đến Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội (HOSE và HXN) cảnh báo: Nếu Faros đăng ký niêm yết cổ phiếu, "đề nghị thẩm định hồ sơ ch🦩ặt chẽ", cáo trạng nêu.
Đăng ký, lưu ký cổ phiếu tại VSD
Khi xem xét hồ sơ của Faros, chuyên viên tại VSD nhận thấy, Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận Faros là công ty đại chúng (mã cổ phiếu ROS), vốn 4.300 tỷ đồng nhưng vẫn yêu cầu công ty giải trình làm rõ vốn góp, ủy thác đầu tư. ꦅFaros dù vậy vẫn không cꦅó tài liệu giải trình.
VSD do đó có công văn chất vấn ngược lại Vụ Giám sát thuộc Ủy ban chứng khoán Nhàꦡ nước (đơn vị của ông Điền), đề nghị xem xét và có ý kiến chỉ đạo. Trả lời, vụ trưởng Điền cho hay, khi Faros tăng vốn 1,5 lên 4.300 tỷ, chưa phải là công ty đại chúng, không thuộc thẩm quyền quản lý xem xét của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tổng giám đốc VSD khi đó là Dương Văn Thanh và trưởng phòng Phạm Trung Minh bị cáo buộc "biết rõ" hồ sơ của Faros chưa đủ xác định vốn t🙈hực góp, nhưng vẫn đồng ý ban hành Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho công ty này, nhập 430 trꦗiệu cổ phiếu ROS nhập vào khu vực giao dịch của sàn HOSE, từ 24/8/2016.
Khai nguyên nhân "biết sai vẫn làm", hai bị can Thanh và Minh khai "do Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận Faros là công ty đại chúng có vốn góp chủ sở hữu 4.300 tỷ đồng" nên cũng c🥃hấp nhận.
Niêm yết lên sàn HOSE
Để đượ𓆉c "lên sàn", theo quy định, công ty phải có vốn trên 120 tỷ đồng và trên 300 cổ đông, trong khi Faros, thời điểm đó mới có 15 🥂cổ đông (vợ chồng ông Quyết là hai cổ đông lớn nhất).
Để đủ🌸 "quân số" trên 3𝓰00, ông Quyết chỉ đạo em gái, bị can Huế, lấy danh sách cán bộ nhân viên để đưa vào danh sách cổ đông, nâng lên 386 người.
Đến lúc này, con số 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros vẫn liên tục bị chất vấn, yêu cầu giải trình. Công văn 4298 mà ông Điền trước đó nêu 5 nội dung yêu cầu giải trình, Faros 🐠vẫn chưa làm.
Faros buộc phải thuê một công ty kiểm t♛oán khá♔c, ASC, để tiếp tục "rửa" lại báo cáo tài chính.
Theo cáo buộc, Phó Tổng giám đốc ASC Trần Thị Hạnh, cũng giống hai bị can của công ty kiểm toán CPA Hà Nội, vẫn "làm theo ý khách hàng lớn", dù biết báo cáo tài chính có vấn đề. Hạnh bị VKSND Tối cao truy tố Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Báo cáo tài chính của Faros tiếp tục được đơn vị kiểm toán xác nhận "trong sạch", sau đó được cả 6 🧸thành viên của Hội đồng niêm yết, thuộc HOSE, cho ý kiến chấp thuận.
Song "do tính chất quan trọng của vấn đề", được nêu trong công văn 4298 của ông Điền, HOSE quyết định, xin thêm 𒆙ý kiến HĐQT.
VKSND Tối cao xác định, bị can Trần Đắc Sinh, khi này là Chủ tịch HĐQT của HOSE, "có mối quan hệ" với Trịnh Văn Quyết đã "nhiều lần trực tiếp chỉ 𝄹đạo" 3 bị can cấp dưới "tạo điều kiện" để Faros sớm lên sàn, dù doanh nghiệp chưa giải trình, bổ sung nội dung nào trong công văn ông Điền yêu cầu.
𒊎Vượt 3 cánh cửa kiểm duyệt sau tròn 9 tháng, ngày 1/9/2016, 430 triệu c💖ổ phiếu ROS chính thức lên sàn.
Cơ quan công tố ♓cáo buộc, HOSE từ đó trở thành "phương tiện" của anh em ông Quyết để bán cổ phiếu khống cho hơn 30.000 bị hại, chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng.
Thanh Lam