Rượu có chứa etylic (ethanol). Khi uống, rượu nhanh chóng đi vào máu, đến mọi bộ phận của cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp lên não, thận, phổi, túi mật, gan, thay đổi tâm trạng, sự tập trung và sự phối hợp. Các cơ quan tham gia giải độc rư𝔉ợu là phổi, thận, mồ hôi chiếm khoảng 2-10%, còn lại là gan. Các tế bào gan tạo ra enzyme alcohol dehydrogenase để phân giải rượu thành ceton, với tốc độ 0,015 g cồn trong 100 ml máu trong một giờ (tương đương một ly rượu vang 150 ml, một lon bia, 30 ml rượu whisky).
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thanh (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết người uống quá nhiều rượu cần thời gia🌞n nghỉ ngơi để tỉnh táo. Một số cách đơn giản dư🐼ới đây giúp cơ thể nhanh phục hồi, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi quá chén.
Ăn trước khi uống rượu
Bạn có thể ức chế sự hấp thu rượu khi có thức ăn trong dạ dày. T꧃hức ăn cản trở rượu tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, đồng thời, ngăn cản rượu đi xuống ruột non và hấp thu vào máu chậm hơn. Theo Tiến sĩ Thanh, trước🌜 khi uống rượu, bạn nên có một bữa ăn cân bằng gồm carbs phức hợp, chất đạm và chất béo, ăn vặt giữa các lần uống rượu. Thức ăn trong dạ dày có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu, giảm khả năng say nhờ giảm tỷ lệ cồn trong máu.
Uống nước lọc và nước trái cây
Uống nhiều nước trước và sau khi uống rượu là cách có thời gian chuyển hóa và loại bỏ chất cồn trong cơ thể💖. Uống nước xen kẽ với mỗi lần uống rượu cũng có thể duy trì mức độ hydrat hóa, làm giảm các tác dụng phụ của loại thức uống có cồn này.
Uống rượu làm cơ thể mất nước. Đây là lý do rượu làm trầm trọng thêm các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, khô môi, mệt mỏi. Sinh tố từ gừng, táo, cà ꧅rốt, dứa, bạc hà... có thể nhanh chóng giải được rượu. Các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp cơ thể tỉnh táo và cung cấp thêm năng lượng, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Uống rượu chậm lại
Cơ thể mất ít nhất một giờ để xử lý mỗi đồ uống được tiêu thụ. Không uống nhiều rượu 🙈trong một thời gian ngắn, nhấp từng ngụm chậm và dành thời gian trò chuyện với bạn bè có thể giảm số lần uố🐷ng đồ uống có cồn.
Ngủ
Ngủ là một trong những cách tốt nhất để một người có thể nhanh tỉnh táo sau khi uống nhiều rượu. Giấc ngủ tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi, khôi phục khả năng đào thải rượu ra khỏi cơ thể. Người ngủꦓ càng nhiều sẽ càng cảm thấy tỉnh táo vì điều đó giúp gan có thời gian chuyển hóa chất cồn và đào thải.
Khi uống nhiều rượu, bạn sẽ thấy đỏ bừng mặt, đau đầu, buồn nôn và tăng nhịp tim là do chất ethanol oxy hóa thành acetaldehyde. Tình trạng này thư🅰ờng tự hết trong vòng 24 giờ là do chất acetaldehyde được chuyển thành carbon dioxide và nước. Để tỉnh táo vào ngày hôm sau, bạn nên đặt một túi nước đá hoặc khăn lạnh lên đầu để là🐻m dịu cơn đau đầu, đóng rèm hoặc đeo kính râm nếu cảm thấy khó khăn với việc nhạy sáng. Cân bằng lượng đường trong máu bằng cách ăn chất béo lành mạnh và protein.
Tiến sĩ Thanh khuyến cáo, khi uống nhiều rượu, nếu có các dấu hiệu như nôn nhiều, thở không đều, thở chậm, da nhợt nhạt, có ý thức nhưng không phản ứng, bất tỉnh..., bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được xử lý kịp thời. Người uống nhiều rượu cần tránh các thói quen sai lầm ảnh hưởng đếꦜn sức khỏe như uống cà phê, nước tăng lực, tắm nước lạnh...
Lục Bảo