Cơ thể của người bệnh tiểu đường gặp khó khăn trong việc đưa đường vào máu để các tế bào sử dụng. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, gọi là tăng đường huyết. T🎃ình trạng này diễn ra thường xuyên và không được kiểm soát có thể gây tổn thương các cơ quan và mô trong cơ thể.
Rượu
Dùng quá nhiều đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, tiểu đường. Uống rượu có thể gây hạ đường huyết. Bởi gan là nơi lưu trữ glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi uống rượu, gan phải xử lý liên tục để loại bỏ độc tố, dẫn đ♓ến quá tải, không kịp giải phóng lượng đường cần thiết vào máu, gây hạ đường huyết.
Triệu chứng lượng đường trong máu thấp do uốn𒅌g rượu gồm chóng mặt hoặc choáng váng, không tập trung, khó ghi nhớ, buồn ꧑ngủ, buồn nôn. Trường hợp nặng có thể dẫn đến mất ý thức tạm thời.
Bia
Bia chứa carbohydrate (carbs) có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhanh. Tùy thuộc vào l🌠oại bia, có một số loại chứa nhiều calo, có thể gây tăng cân nhanh theo thời gian. Béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh, trong đó có tiểu đường. Người tiểu đường tốt nhất không nên uống bia, nếu phải uống chỉ nên dưới 200 ml trong ngày.
Cà phê sữa
Cà phê giàu caffein, chất chống oxy hóa giúp thư giãn tinh thần, tỉnh táo. Caffein tác động đến hoạt động của hormone insulin, có lợi cho người tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống cà phê nguyên chất, loại ủ lạnh, không nên uố𝓡ng cà phê sữa. Sữa nhiều đường, đa phần ༒đều chứa nhiều chất béo và carbs dễ làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Nước ngọt có gas
Nước ngọt chứa rất nhiều đường. Cơ thể hấp 𒉰thụ ♛nhanh lượng carbs trong nước ngọt khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Uống nhiều nước ngọt còn dễ dẫn đến béo phì, tăng huyết áp, mất ngủ... ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), nhiều người chọn nước ngọt ăn kiêng để thay thế nước ngọt có gas, song ♛người mắc bệnh này nên giảm đồ uống không có dinh dưỡng này. Thay vào đó nên lựa chọn đồ uống 𝓀có lợi cho sức khỏe hơn như nước lọc, nước ép trái cây nguyên chất.
Nước trái cây đóng chai
Trong khi hầu hết nước ép trái cây đóng đều có hàm lượng đường bổ sung cao, chất bảo quản, hương vị, dễ làm tăng nhanh đường huyết. Nước trái cây đóng chai rất ít c♎hất xơ nên đường dễ hấp thụ vào máu nhanh.
Người tiểu đường có thể làm nước ép nguyên chất để giải khát, lưu ý chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Tự 🌞làm sinh tốt với hỗn hợp rau lá xanh, cần tây hoặc dưa chuột, kết hợp với một nắm quả mọng để cũng cấp cho cơ thể nguồn vitamin và khoáng chất phù hợp.
Anh Chi (Theo Healthline, Eating Well)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |