VNExpress

TIÊU HÓA VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

5 món ăn tốt cho người loét dạ dày

Sữa chua, quả táo, yến mạch, khoai lang, ớt chuông đỏ, giàu chất xơ, lợi khuẩn, vitamin A, góp phần giảm axཧit, làm co các vết loét dạ dày.

Sữa chua chứa probiotic có tác dụng tăng vi khuẩn tốt, hỗ trợ cân bằng hệ vi s💮inh đường ruột, giúp ruột người bệnh đang dùng kháng sinh nhanh🌳 phục hồi. Probiotic có thể chữa loét bằng cách chống lại nhiễm trùng HP (H.pylori) hoặc hỗ trợ các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Sữa chua còn có tác dụng nâng cao miễn dịch, tăng đề kháng. Các thực phẩm chứa probiotic khác như miso, kim chi, dưa cải bắp, kombucha.

Táo giàu chất xơ có lợi cho người bệnh loét dạ dày theo hai cách. Chất xơ có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày, từ đó làm dịu các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng. Người bệnh có chế độ ăn chất xơ hợp lý thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở niêm mạc dạ dày. Quả táo còn cung cấp hàm lượng ಞlớn enzyme và pectin, có lợi cho người đau dạ dày.

Yến mạch chứa chất xơ hoàn tan, vitamin cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏeಞ. Thực phẩm này nhiều carbohydrate (carbs) hấp thu chậm, giúp người ăn có cảm giác no lâu. Yến mạch có khả năng hút axit trong dạ dày, do đó làm giảm triệu chứng ợ nóng, đau rát, dịu cơn đau do viêm loét dạ dày.

Khoai lang dễ tiêu hóa, giàu vitamin A hỗ trợ làm co các vết loét dạ dày, ngăn ngừa ♛hình thành vết loét mới. Các loại thực p❀hẩm nhiều vitamin A khác gồm rau bina, cà rốt, dưa lưới và gan bò.

Ớt chuông đỏ có đến 92% là nước, giàu vitamin C, chất chố𓆉ng oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi vết loét theo nhiều cách. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Những người không nhận đủ vitamin C có nhiều khả năng bị viêm loét hơn. Người bệnh loét dạ dày nên ăn ớt chuông đã nấu chín, không chọn ớt chuông sống.

Anh Chi (Theo WebMD)
Ảnh: Anh Chi, Bùi Thủy

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui ღlòng điền đ🧜ầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn