BS.CKI Vũ Trần Minh Ng൲uyên, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý một số món ăn, thức uống dưới đây tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng quá nhiều.
Thịt đỏ
Theo Tổ chức Y tế🦩 Thế giới (WHO), ăn nhiều các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, lợn, nai, cừu, dê có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Nguy cơ tăng cao hơn nếu chế biến thịt bằng các phương pháp như chiên, nướng thịt ở nhiệt độ cao hoặc tẩm ướp, ủ muối...
Người trưởng thành không nên ăn quá 90 g thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến sẵn mỗi ngày, hạn chế các món chiên, nướng. Nên bổ sung rau xanh, trái cây, nဣgũ cốc nguyên hạt, các loại hạt trong chế độ ăn, chiếm 2/3 lượng thức ăn mỗi n♊gày.
Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn và được bảo quản trong các túi, hộp 🐻như xúc xích, lạp xưởng, giăm bông, thịt xông khói thường chứa nhiều muối và các chất phụ gia.
Ngoài ra, bao bì, hộp nhựa có thể chứa Bisphenol-A (BPA) là một chất gây hại. Bác sĩ Nguyên cho biết BPA có thể gây rối loạn hormone, làm xáo trộn chuyển hóa ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và tăng trưởng tế bào, dẫn đến nguy cơ gây ung thư. Sử dụng thực phẩm c✤hế biến sẵn có nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, đồng thời 🔥có thể liên quan đến ung thư dạ dày.
Thực phẩm siêu chế biến
Thực phẩm siêu chế biến bao gồm thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, bánh mì, 𝓰bánh quy, bánh kẹo ngọt và các loại đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo như thức uống có ga, mì, ngũ cốc, súp ăn liền. Các sản phẩm này chứa nhiều muối, đường, các chất phụ gia tạo hương liệu và chất bảo quản, ít chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Sử dụng nhiều thực phẩm siêu chế biến gây tăng cân nhanh, béo phì, giảm khả năng chống viêm của cơ thể và tăng nguy cơ ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy người béo phì có nguy cơ cao mắc ung thư vú, ung thư tụy và ung thư thận. khuyến cáo♏ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Đồ uống có cồn
Rượu bia là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vùng đầu cổ, đường tiêu hóa, gan, tụy và vú. Điều này có thể liên quan đến các acetaldehyde đượ♔c tạo ra trong quá trình chuyển hóa cồn, sự thay đổi nồng độ của các hormone như estrogen, insulin... trong cơ thể.
Thực phẩm và đồ uống nhiều đường
Nhu cầu sử dụng nước ngọt và các thức ăn nhiều đường như mứt, trái cây sấy, ô mai, bánh kẹo ngọt ngày♚ Tết tăng cao. Các món ăn này chứa nhiều đ🧸ường bổ sung, chất tạo ngọt.
Sử dụng thực phẩm nhiều đường trong thời gian dài khiến tuyến tụy tăng sản xuất insulin, kích hoạt yếu tố tăng trưởng IGF-1 (insulin-like growth factor 1). IGF-1 có thể dẫn đến hình thành các tế bào ác tính do kích thích🦩 quá trình tăng sinh tế bào và ức chế quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis).
Bên cạnh đó, thói quen sử dụng thức uống nhiều đường gây thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ🍌 mắc các bệnh tim mạch,𓆏 đái tháo đường.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị phụ nữ không dùng quá 6 thìa cà phê đường bổ sung (25 g hoặc 10꧟0 calo) và nam giới không dùng quá 9 thìa cà phê đường (36 g hoặc 150 calo) mỗi ngày.
Trong những ngày Tết, sử dụng các món ăn, thức uống nhiều đường khó tránh khỏi. Bác sĩ Nguyên khuyến nghị mỗi người chú ý hàm lượng đường trong ဣcác món ăn, thức uống để tránh dùng lượng đường vượt mức khuyến cáo hằng ngày. Duy🌠 trì thói quen uống nước lọc thay cho các loại nước có ga, đồ uống nhiều đường.
Tuệ Trâm
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |