ꦦĐến khám ngày 28/2, bác sĩ phát hiện van 2 lá của bệnh nhân Khoa (ngụ quận 1, TP HCM) có 2 lỗ, trong khi bình thường chỉ một lỗ khi mở. BS.CKI Vũ Năng Phúc, Trưởng khoa Tim bẩm sinh, cho biết đây là một dị tật van tim bẩm sinh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 0,01 - 0,06% trên siêu âm tim. Với trường hợp của bệnh nhân Khoa, 2 lỗ van không hẹp và mức độ hở van trung bình (2,5/4) nên không cần phẫu thuật, chỉ cần điều trị bằng thuốc và theo dõi phòng bệnh tiến triển nặng.
෴"Thông thường, hở van tim ở mức độ từ nhẹ đến trung bình không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nếu trong quá trình khám, bác sĩ không tinh ý khi nghe tiếng thổi ở tim và chỉ định siêu âm tim kiểm tra lại sẽ không phát hiện bệnh. Êkip sử dụng kỹ thuật siêu âm tim 4 chiều qua thành ngực với độ phân giải cao giúp phát hiện bất thường này", bác sĩ Phúc nói.
ജÔng Khoa chia sẻ, bản thân khỏe mạnh, khám sức khỏe 6 tháng một lần, từng siêu âm tim ở nhiều nơi nhưng không phát hiện tim bất thường. Ông cũng không có triệu chứng khó chịu.
♏Không may mắn như ông Khoa, chị Mỹ Hằng (27 tuổi, Nha Trang) phát hiện thông liên thất (một dạng tim bẩm sinh thường gặp) khi mang thai cách đây ba năm. Sau sinh, chị không thấy khó chịu nên không tái khám. Gần đây, chị mệt nhiều, da xanh, khó thở (nhất là khi gắng sức) nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám. Kết quả cho thấy lỗ thông liên thất đã tiến triển, kích thước lớn hơn 30 mm gây biến chứng, không thể phẫu thuật.
🃏Theo bác sĩ Phúc, bệnh tim bẩm sinh thông liên thất cần phát hiện và can thiệp đóng lỗ thông trước 6 tháng tuổi, hoặc chậm nhất trước 12 tháng tuổi. Song chị Hằng không can thiệp đúng thời điểm nên bệnh nặng dần, gây biến chứng. Tình trạng hiện tại chỉ có thể điều trị nội khoa, nhằm giảm thiểu biến chứng tăng áp phổi cơn, rối loạn nhịp và suy tim.
ඣTheo bác sĩ Phúc, bệnh tim bẩm sinh thường phát hiện sớm ở trẻ em. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phát hiện muộn ở độ tuổi trưởng thành, thậm chí trên 50-70 tuổi. Một số dạng bệnh tim bẩm sinh không có triệu chứng, hay từng thông tim can thiệp hoặc phẫu thuật tim lúc nhỏ, không tái khám, tự ý bỏ thuốc khiến bệnh trở nặng ở tuổi trưởng thành.
💮Các bệnh tim bẩm sinh thường được phát hiện ở người lớn như: thông liên nhĩ, thông liên thất, , tứ chứng Fallot, hẹp eo động mạch chủ, tim một thất chức năng... Người bệnh có thể gặp triệu chứng , đau thắt ngực, mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể lực, nhịp tim bất thường, phù nề chân tay... Nếu bệnh không điều trị sớm có thể viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, suy tim, đột quỵ tim, thậm chí tử vong.
ꦆTheo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, tần suất mắc bệnh tim bẩm sinh ở người lớn sẽ tăng liên tục cho đến năm 2050 do các yếu tố môi trường, lối sống, di truyền hay đột biến... Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của máy móc, kỹ thuật hiện đại, nhiều bệnh tim bẩm sinh được điều trị sớm, sống khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành.
🧜Việc tầm soát từ trong bào thai và ngay sau sinh giúp can thiệp kịp thời, giảm thiểu biến chứng tim bẩm sinh nguy hiểm ở tuổi trưởng thành. Người từng phẫu thuật cần uống thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và tái khám định kỳ. "Hơn 90% bệnh nhân tim bẩm sinh có thể sống khỏe mạnh nếu phát hiện, điều trị sớm, theo dõi chặt chẽ sau điều trị", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Vào lúc 20h tối 2/3, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến "Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm ở người lớn", nhằm giải đáp thắc mắc về những dị tật tim bẩm sinh thường gặp, phương pháp tầm soát và điều trị hiệu quả, hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật... Các chuyên gia của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tham gia tư vấn gồm: BS.CKI Vũ Năng Phúc - Trưởng khoa Tim bẩm sinh, ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều - Trưởng khoa Nội tim mạch 1 và ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên - Cố vấn phẫu thuật tim. Chương trình được phát sóng trên fanpage VnExpress và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây để chuyên gia giải đáp. |
Thu Hà
* Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.