Mũi lạnh là tình trạng mũi nhạy cảm gây ngứa, chảy nước mũi liên tục, cơ chế tương tự như khi mũi tiếp xúc với môi trường không khí lạnh. Mũi lạnh khá phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi điều kiện thời tiết ấm áp nhưng bạn bị mũi lạnh và𝓰 đi kèm với nhiều triệu chứng khác, đây có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc điều trị và phòng ngừa mũi lạnh cần dựa trên những nguyên nhân gây ra nó.
Suy giáp: suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, tạo ra ít hormone hơn bình thường. Ho😼rmone tuyến giáp duy trì cân bằng môi trường bên trong cơ thể. Khi tuyến giáp không hoạt động tốt, nó làm gián đoạn khả năng chuyển hóa năng lượng thành nhiệt của cơ thể. Tình trạng này thường gây ra các cảm giác nhạy cảm với lạnh, nhất là nhạy cảm ở mũi và tứ chi.
Suy giáp🅰 có thể được điều trị bằng cách cân bằng hormone, từ đó quá trình sinh nhiệt do lạnh gây mũi lạnh cũng được cải thiện.
Giảm lưu thông máu: khi cholesterol gây tắc nghẽn, chặn một số động mạch, máu sẽ không lưu thông hiệu quả qua các mạch. Trong trường hợp này, ꦐlượng máu từ tim đến mũi cũng bị ảnh hưởng, khiến mũi cảm thấy lạnh, dẫn đến sổ mũi, chảy nước mũi kéo dài.
Bệnh động mạch ngoại vi: ở người bị bệnh động mạch ngoại vi, các mạch máu thường co l🅰ại khi gặp lạnh. Sự co thắt này thường khiến các chi, như ngón tay, ngón chân bị lạnh và chuyển sang màu xanh hoặc trắng. Mặc dù ít phổ biến, bệnh động mạch ngoại vi cũng có thể ảnh hưởng đến mũi, gây ra tình trạng chảy nước mũi.
Đường trong máu cao: tăng đường huyết xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ insulin dẫn đến dư thừa lượng đường trong máu. Các tình trạng bệnh mạn tính, như bệnh tiểu đườ🍃ng, có thể gây ra lượng đường trong máu cao. Ngoài raꦬ, ăn quá no, bệnh tật, căng thẳng cũng có thể gây ra tình trạng này.
Bệnh tiểu đường dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn. Do đó, trong trường hợp nguyên nhân gây tăng đường huyết là do tiểu đường, người bệnh sẽ cảm thấy lạnh ở tứ chi ꦦv🎉à mũi.
Suy tim sung huyết: một triệu chứng của suy tim sung huyết (tim không thể bơm đủ máu) là da lạnh. Suy tim sung huyết khiến lưu lượng máu lưu thông không đủ đến các vùng trên cơ thể, và những vùng b♒ị ảnh hưởng gồm mũi, tay chân thường bị lạnh.
Frostbite: Frostbite là tổn thương da, xảy ra do tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ quá lạnh. Trước khi phát triển cảm giác tê cóng trên mũi, frosibite thường gây r﷽a♏ cảm giác lạnh buốt ở đầu.
Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng mũi lạnh. Một nghiên cứu về các phản ứꦓng sinh lý đối với khối lượng công việc trí óc, cho thấy nhiệt độ trên khuôn mặt, đặc biệt là xung quanh mũi tương quan với khối lượng công việc.
Việc điều trị lạnh mũi tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu mũi lạnh xảy ra do các tình trạng sức khỏe mạn tính như căng thẳng, bệnh tim, tuần hoàn kém, tiểu đường hoặc các vấn đề về tuyến giáp... Người bệnh cần kiểm soát những tình trạng tiềm ẩn để giảm triệu chứng mũi lạnh. Nếu mũi lạnh do nhiệt độ, bạn c💃ó thể mang khẩu trang khi ra ngoài, uống đồ uống ấm, lỏng...
Người bị mũi lạnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy giáp dẫn đến các vấn đề về tim; lưu thông kém dẫn đến tổn thương mô; suy tim dẫn đến suy nội tạng, đột q🌳uỵ hoặc tử vong; căng thẳng dẫn đến các vấn đề🍰 về hô hấp, tim, nội tiết, tiêu hóa và hệ thần kinh.
Anh Chi (Theo Very Well Health)