Vaccine mới ngừa 23 chủng phế cầu vừa được triển khai tiêm tại Việt Nam từ ngày 28/8, là loại thứ 3 ngừa phế cầu đang lưu hành tại Việt Nam. BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, thống kê các c🗹âu hỏi và giải đáp những điều cần biết về vaccine này.
- Công dụng của vaccine như thế nào? Loại mới có điểm gì khác so với loại 10 và 13?
Vi khuẩn phế cầu có hơn 100 tuýp, gây các bệnh viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Nguy cơ mắc và biến chứng nặng tăng cao ở trẻ nhỏ, người từ 65 tuổi, có các bệnh mạn tính đi kèm như tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, đ🔯ái tháo đường, bệnh gan, thận mạn tính...
Vaccine phế cầu 23 giúp phòng 23 tuýp thường gặp trên người, khả năng bảo vệ rộng hơn so vಌới loại 10 và 13. Cụ thể, mũi tiêm ngăn ngừa thêm 11 chủng không có trong các vaccine trước đó, gồm 2, 8, 9N, 10A, 11𓆉A, 12F, 15B, 17F, 20, 22F, 33F.
- Ai có thể tiêm ngừa?
Mũi tiêm dành cho trẻ em từ 2 tuổi, không có giới hạn tuổi với người lớn. Mũi tiêm đặc biệt khuyến cáo cho: người cao tuổi có bệnh nền; người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19 như ho kéo dài, khan tiếnꦦg, khó thở, thở mệt, viêm phế quản; nhóm đối tượng nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, người suy giảm miễn dịch như mắc bệnh HIV, ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...
- Hiệu quả vaccine ra sao?
Vaccine được chứng minh giúp giảm tỷ lệ m♑ắc bệnh lý do phế cầu khuẩn xâm lấn và không xâm lấn lên đến 87%, hiệu quả cao đối với người cao tuổi và có bệnh lý nền. Cụ thể, mũi tiêm giúp giảm nguy cơ mắc phế cầu đến 65% ở nhóm bệnh phổi mạn tính, 73% ở nhóm bệnh mạch vành, 77% ở nhóm cắt lách và 84% ở nhóm đái tháo đường...
- Đã tiêm vaccine phế cầu, có cần tiêm loại mới không?
Vaccine phế cầu 23 được khuyếnܫ cáo tiêm bổ sung cho trẻ em và người lớn đã tiêm phế cầu 10 và 13. Việc bổ sung mũi phế cầu 23 sẽ tạo cơ hội cho cơ thể tiếp cận lại các tuýp huyết thanh được chủng ngừa trước đó, từ đó củng cố hệ miễn dịch. Đồng thời, loại phế cầu 23 giúp mở rộng khả❀ năng bảo vệ thêm các tuýp huyết thanh mới, không có trong hai loại phế cầu 10 và 13.
Trẻ em cần hoàn thành phác đồ tiêm phế cầu 10 hoặc 13, sau đó tiêm thêm mũi phế cầu 23. Trường hợp trẻ đã tiêm phế cầu 10, nên tiêm một liều phế cầu 13 khi trẻ được 2 tuổi, cách mũi trước đó ít nhất 2 tháng. Người lớn cần hoàn thành xong phác đồ của p📖hế cầu 13, sau đó mới tiêm thêm phế cầu 23. Khoảng cách tối thiểu giữa mũi phế cầu 13 và 23 là 1 năm đối với người khôn🐓g có nguy cơ và 2 tháng (tối thiểu 8 tuần) đối với người thuộc nhóm nguy cơ cao.
- Vaccine có gây phản ứng sau tiêm không?
Tương tự các loại khác, vaccine phế cầu 23 cũng có thể gây꧂ ra phả𝔉n ứng sau tiêm tại chỗ hoặc toàn thân nhưng hầu hết đều nhẹ, tự khỏi sau 1-2 ngày, ví dụ sốt, mệt mỏi, đau đầu hoặc ban đỏ, chai cứng, đau sưng nhức tại vết tiêm.
Sau khi 🍰tiêm, người dân cần theo dõi tối thiểu 30 phút tại trung tâm tiêm chủng để phòng các phản ứng sớm và cần theo dõi thêm tại nhà trong 48-72 tiếng tiếp theo.
Nếu bị 🐬sốt, người dân có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ tiêm chủng, bù dịch, mặc thoáng, không ủ ấm hay đắp quá nhiều lớp.
- Tiêm vaccine ở đâu?
VNVC là hệ thống tiêm chủng đầu tiên trên cả n𒁏ước triển khai tiêm phế cầu 23 do hãng MSD sản xuất. Hiện vaccine đang có mặt tại gần 200 trung tâm tiêm chủng tại 55 tỉnh, thành trên cả nước.
Nhật Linh
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.