BS.CKI Trần Quốc Hoài, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ c♎hính dẫn đ💯ến bệnh tim mạch (suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...) và đột quỵ.
Theo Hội Tim mạch học Quốc gia, bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo tại phòng khám ≥ 140/90 mmHg. Mức huyết áp bình thư🐓ờng ở người lớn khoảng ≤ 120/80 mmHg.
Tăng huyết áp có thể được cải thiện bằng cách kết hợp điều chỉnh lối sống như tập thể dục, giảm cân, chế độ ăn uống lành mạnh, giảm muối, tránh stress... Bác sĩ Hoài gợi ý một số loại trà như trà dâm bụt, hoa cúc, lá ô liu... chứa hợp chất tốt cho mạch máu, cải thiện hoạt động động mạch, giảm viêm, giảm huyết áp. Những loại đồ uống này cũng hỗ trợ cân bằng cholesterolꦺ xấu và chất béo trung tính - các yếu tố đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu.
Trà dâm bụt
Trà dâm bụt được làm từ ꦰcánh hoa dâm bụt phơi khô, màu đỏ và vị chua nhẹ. Trà này chứa các hợp chất anthocyanin và polyphenol có thể giãn mạch máu, từ đó giảm huyết áp tâm thu và tâm trương.
Trà lá ô liu
Đồ uống này có hương vị thảꦚo mộc, chứa các hợp chất như oleuropein và hydroxytyrosol hỗ trợ điều hòa huyết áp🙈 bằng cách giãn mạch máu.
Trà táo gai
Trà táo gai có vị chua 🔴pha lẫn vị ngọt, cải thiện lưu༒ thông máu và góp phần hạ huyết áp.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc chứa nhiều hợp chất có lợi như flavonoid, terpenoid và coumarin, có công dụng thúc đẩy thư giãn, bớt căng thẳng, gián tiếp duy trì huyết áp ổn định. Loại trà nà🤡y còn được nhiều người yêu thích nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, phòng ngừa ung thư.
Trà ô long
Catechin và các chất chống oxy hóa trong trà ô long kích thích protein trong cơ trơn thành mạch máu (KCNQ). Khi protein này bị kích ho༒ạt, mạch máu giãn ra, máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó giảm huyết áp. Trà ô long còn chứa axit amin L-theanine có thể giảm huyết áp ở người thường xuyên căng thẳng, lo 𓂃lắng.
Trà xanh
Trà xanh chứa các hợp chất có꧂ hoạt tính sinh học catechin, nhất là epiga💧llocatechin gallate (EGCG), đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm huyết áp. Bác sĩ Hoài ví đây là "phương thuốc" giãn mạch tự nhiên, giúp thúc đẩy máu chảy trơn tru hơn qua các động mạch và mao mạch, làm giảm áp lực lên tim.
Theo bác sĩ Hoài, người tăng huyết áp uống trà mỗi ngày, sau vài tuần đến vài tháng có thể thấy rõ hiệu quả giảm h𝓰uyết áp. Tuy nhiên, đồ uống này cũng tiềm ẩn một s🍌ố tác dụng không mong muốn như sau:
Căng thẳng: Đồ uống chứa caffein có thể gây stress, rối lo💙ạn giấc ngꦓủ hoặc tăng nhịp tim ở một số người nhạy cảm với chất này.
Khó chịu ở dạ dày: Uống quá nhiều trà khi bụng đói có nguy cơ gặp các vấn đề 💞về tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày.
Tương tác với thuốc: Một🦹 số loại trà như trà xanh có thể ảnh hưởng đến hấp thụ hoặc giảm hiệu quả của một số loại th💯uốc.
Làm hoen ố răng nếu uống trong thời gian dài.
Bác sĩ Hoài lưu ý người bệnh không nên sử dụng trà như thức uống thay th🍃ế nước lọc hàng ngày. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ tim mạch, dinh dưỡng về lo🧔ại trà phù hợp với thể trạng, liều lượng, thời điểm sử dụng.
Thu Hà
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |