Có hai loại carbohydrate (carb) là carb đơn giản và carb phức tạp. Sydney Greene (thành viên trong hội đồng chuyên gia y tế của Eat This, Not Thatꦚ) cho biết carbohydrate đơn giản thường ít hoặc không chứa chất xơ, chất đạm (protein). Khi ăn riêng lẻ carb đơn giản làm tăng lượng đường trong máu cao hơn so với carbohydrate phức tạp vì chúng được tiêu hóa nhanh chóng.
Người bệnh tiểu đường không cần phải cắt bỏ hoàn toàn lượng tinh bột để lượng đường trong máu không tăng vọt. Thay vào đó, bạn nên thêm các thành phần khác vào thực phẩm chứa carb chẳng hạn như chất béo lành mạnh hoặc protein nhằm cân bằng bữa ăn. Dưới đây là 7 loại carb khiến người bệnh dễ tăng đường huyết theo Eat This, Not That.
Bánh mì trắng
𝄹Bánh mì trắng là thực phẩm phổ biến trong gia đình, được nhiều người dùng cho bữa ăn sáng nhanh gọn. Tuy nhiên, do chỉ số đường huyết GI (đo mức độ nhanh chóng của thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu) của bánh mì trắng cao, khoảng 71. Do đó, một lát bánh mì trắng đóng góp một lượng đáng kể glucose vào máu. Ngay sau khi được tiêu hóa, loại carb này có thể làm tăng đường huyết rất nhanh.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không cần phải loại bỏ bánh mì trắng ra khỏi chế độ ăn uống. Bạn nên kết hợp ăn với chất xơ, chất béo lành mạnh như chất béo có trong quả bơ nhằm làm chậm tốc độ tăng đường huyết.
Bánh nướng xốp
Loại bánh ngọt chứa nhiều đường này có thể ảnh hưởng xấu nếu bạn có lượng đường trong máu cao. Món ngọt này chứa nhiều carb đơn giản sẽ tiêu hóa nhanh và làm thay đổi mức đường huyết. Để giúp điều chỉnh sự hấp thụ carb, chuyên gia dinh dưỡng Greene đề xuất phủ bánh muffin với bơ hạt. Bạn có thể dùng bơ đậu phộng vì chỉ số GI thấp, còn có chất béo, chất đạm và chất xơ🍃 lành mạnh hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Gạo trắng
Không phải tất cả các loại gạo đều ảnh hưởng xấu đến đường huyết nhưng ăn quá nhiều gạo trắng có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng cao lượng đường trong máu. Quá trình xay xát gạo trắng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong hạt gạo như chất xơ. Nghiên cứu của Mỹ đăng trên tạp chí BMJ🌳 với hơn 352.380 người cho thấy những người tiêu thụ nhiều gạo trắng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn vì có GI từ 66 trở lên.
Nếu gạo là loại thực phẩm✨ thường xuyên có trong chế độ ăn uống, Greene khuyên bạn nên kết hợp carb với chất đạm (protein) như cá hồi hoặc trứng. Bạn cũng có thể thử chuyển sang dùng gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt (quinoa) vì chúng là carb phức hợp, có lợi hơn cho người bệnh tiểu đường.
Mì ống
🦹Các loại tinh bột đã qua tinh chế như mì ống chứa ít hoặc không chứa chất xơ có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bạn có thể chế biến món mì ống bổ dưỡng hơn bằng cách thêm rau hoặc đậu để có lượng chất xơ ngang với carb.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên giàu carb nên có thể làm thay đổi đường huyết. Chuyên gia dinh dưỡng Molly Hembree của Eat This, Not That giải thích khoai tây chiên có thể có chỉ số đường huyết (GI) cao tới 82, buộc cơ thể hấp thụ thức ăn quá nhanh và khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Theo Harvard Health🔯, một cốc khoai tây có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như uống một lon nước ngọt. Khi khoai tây được luộc chín, chiên giòn và phủ đầy muối, tác hại có thể nhiều hơn.
Bánh quy giòn
Bánh quy giòn thường có trong bữa ăn nhẹ, rất hấp dẫn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên nghĩ đến việc chúng có thể khiến tăng đường huyết.
💞Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường chỉ nên ăn một nửa lượng calo hàng ngày là carb, cố gắng ăn cùng một lượng carb trong mỗi bữa ăn để giữ cho đường huyết ổn định.
Kim Uyên