Bước điều trị đầu tiên
Nhiều cặ🐻p vợ chồng gặp phải tình trạng hiếm muộn. Tuy nhiên, y học hiện nay có khả năng giúp họ mang thai hoặc cố g💃ắng giữ thai. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của gia đình.
Thông thường, phương pháp đầu tiên là điều trị bằng thuốc. Các thuốc này tăng khả năng thụ thai và mang thai, bằng cách thay thế hormone kích thích rụng trứng ở phụ nữ hoặc điều trị rối loạn cương dương ở nam giới. Bác sĩ cũng có thể kê 𓃲đơn thuốc để tăng khả năng giữ thai, đề nghị cặp vợ chồng thay đổi lối sống ví dụ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu và bỏ thuốc lá.
Sức khỏe và khả năng thụ thai
Khả năng sinh sản có thể giảm dần theo tuổi tác, theo tình trạng sức khỏe khi già đi, ví dụ bệnh tuyến giáp hoặc nhiễm trùng, ung thư và dinh dưỡng kém. Ngoài ra, uống rượu, hút thuốc và sử dụng một số loại thuốc có thể cản trở khả năng sinh sản. Do đó, mọi ngư⛎ời cần kiểm tra đơn thuốc cá nhân, để xem có ảnh hưởng đến nỗ lực mang thai hay không.
Cặp vợ chồng nên có sức khỏe tốt trước khi thụ thai. Việc này không chỉ giúp tăng khả năng mang thai mà còn giúp em bé khỏe mạnh. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo phụ nữ bỏ rượu khoản🔯g một năm trước khi cố gắng thụ thai và những lời dặn dò, để cặp vợ chồng có sức khỏe tốt nhất cho việc điều trị.
Phương pháp điều trị
Đôi khi, người vợ lo lắng bản thâꦐn là nguyên nhân khiến gia đình chưa có con. Thực tế, vô sinh chỉ được phát hiện thông qua♕ kiểm tra y khoa với vợ và chồng, liệu đó lý do là vô sinh nam hay nữ, hoặc cả hai.
Số lượng tinh trùng thấp hoặc không duy trì cương cứng khi giao hợp cũng có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản ở nam giới. Lúc này, thuốc điều trị rối loạn cương dương có thể giúp íc𒈔h. Số lượng hoặc chất lượng tinh trùng thấp không đồng nghĩa với vô sinh, nhưng có th🀅ể gây khó khăn hoặc mất nhiều thời gian hơn để thụ thai.
Phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn để đối phó với tình trạng khó rụng trứng, thủ phạm phổ ꦡbiến gây vô sinh. Một số chị em chỉ cần tăng khả năng rụng trứng bằng cách sử dụng các loại hormone liều cao kích ꧋thích, ví dụ estrogen; hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Khi nào cần phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu cơ quan sinh sản không khỏe mạnh, ví dụ rách ống dẫn trứ𒅌ng, tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung... Nam giới có thể được phẫu thuật để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, ꦜmột bệnh xảy ra ở tinh hoàn, có khả năng gây vô sinh; mở ống dẫn tinh.
Rủi ro
Các phương pháp điều trị sinh sản hiện nay được cho💖 là khá an toàn với cha mẹ và em bé. Tuy nhiên, hầu hết t♔hủ thuật y tế đều có một số rủi ro nhất định.
Phẫu thuật có thể gây nhiễ🍰m trùng, can thiệp ở ống dẫn trứng có thể làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng khi trứng và thai nhi làm tổ bên ngoài tử cung, gây nguy hiểm cho bà mẹ. Do đó, hãy hỏi bác sĩ càng nhiều càng tốt để đảm bảo cặp vợ chồng nhận thức được và chuẩn bị tâm lý với các rủi ro tiềm ẩn trước khi điều trị.
Phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể tạo ra nhiều em bé cùng một lúc🥃. Bác sĩ sẽ hạn chế việc này bằng cách giảm số lượng phôi chuyển vào tử cung cùng một lúc.
Tỷ lệ thành công
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ, 85-90% ca vô sinh có thể điều trị thành công. Ngoài tuổi tác và sức khỏe, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào lựa chọn phương pháp điều trị. Ví dụ tỷ lệ mang thai thành c🅰ông của IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) là 20%, trong khi hiến phôi là 50%. Bác sĩ có th🌞ể giúp cặp vợ chồng hiểu rõ hơn về cơ hội thành công dựa trên các phương pháp điều trị khác nhau.
Thời gian chờ
Không có mốc thời gian cụ thể. Một số cặp vợ chồng thành công ngay trong tháng đầu tiên điều trị, một số lại cần cố gắng trong nhiều năm. Quá trình điều trị khả năng sinh sản có 🎀thể kéo dài và mệt mỏi, tăng thêm căng thẳng. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe của cặp vợ chồng và vấn đề tiềm ẩn, từ đó giúp xác định liệu trình phù hợp.
Chi Lê (Theo Healthline)