Nꦬhiều người nghĩ d🔯i truyền hoặc ăn uống là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường, nhưng thực tế bệnh có thể đến từ thói quen trong đời sống hàng ngày. Bác sĩ Hà Đình Khải, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người có 7 thói quen thường gặp dưới đây có nguy cơ đái tháo đường cao hơn.
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến cơ thể thiếu vitamin D, có thể gây ra tình trạng tiền đái tháo ꦦđường và đái tháo đường type 2. Vitamin D hỗ trợ chức năng của tuyến tụy, giúp cơ quan này hoạt động tốt và tiết đủ hormone insulin giúp đường huyết ổn định.
Không ăn sáng do bận rộn hoặc thói quen ảnh hưởng đến tiêu hóa, não bộ... Khi nh🌱ịn ăn sáng kéo dài, cơ thể sử dụng năng lượng thông qua quá trình phân giải lipid (tổng hợ🐎p và phân giải chất béo trong cơ thể).
Người bỏ ăn sáng có nồng độ axit béo tự do trong máu cao hơn người ăn sáng ౠđều đặn. Nồng độ axit tự do trong máu tăng cao làm quá trình chuyển hóa glucose gián đoạn, theo thời gian dẫn đến tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ đái tháo đường.
Ngồi xem tivi quá nhiều và quá lâu khiến vòng eo tích mỡ. Vùng mỡ thừa này tích tụ dần dౠẫn đến béo phì, tăng nguy cơ đái tháo đường. Bác sĩ Khải khuyến nghị một người nên xem tivi ít hơn 4 giờ một ngày. Khoảng 30 phút đến một giờ nên đứ♚ng lên, đi lại để giảm nguy cơ mắc bệnh, trong đó có đái tháo đường.
Ngủ muộn, nhất là ngủ sau 0h kéo theo chất lượng giấc ngủ không ổn định, ngủ không đủ giấc, khiến cơ thể uể oải, mất cân bằng trao đổi chất. Người thức khuya thường có xu hướng tiếp xúc nhiều ánh sáng màn hình tivi, điện thoại, laptop, ảnh hư🌄ởng xấu đến nồng độ insulin trong máu. Thức khuya cũng tăng hormone gây cảm giác đói, dễ dẫn đến thèm ăn, ăn khuya, tăng tình trạng béo phì.
Bác sĩ Khải cho biết mỗi người có thời gian ngủ k🌠hác nhau tùy vào độ tuổi và cơ địa. Người trưởng thành 18-60 tuổi cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm và duy trì thời gian ngủ đều đặn, nên ngủ trước 22h.
Ăn đêm là yếu tố khiến đường huyết khó kiểm soát, dễ tăng cao vào sáng hôm sau. Nồng độ melatonin (hormone gây buồn ngủ) cao ở người hay ăn đêm làm rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài. Từ đó thay đổi đường huyết tác động đến khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, tăng nguy cơ đái tháo đ🎐ường và biến chứng bệnh.
Thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, tinh bột, đồ ngọt làm cơ thể dư thừa gia vị, dầu mỡ♓, chất béo xấu, dẫn đến tăng cân nhanh, béo phì. Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ nội tạng. Tinh bột và đường nhiều trong cơ thể chuyển hóa thành glucose (đường) trong máu. Các yếu tố này làm tăng nguy cơ đái tháo đường.
Lười vận động hꦺạn chế khả năng thúc đẩy tế bào hấp thu glucose và chuyển hóa năng lượng của tuyến tụy. Người lười vận động có khả năng cao b🐈éo phì, tích tụ mỡ vùng eo dễ dẫn đến đái tháo đường type 2.
Bác sĩ Khải khuyên mỗi người nên có thói quen ăn uống khoa học như ưu tiên rau xanh, giảm tiêu thụ tinh bột, đường, nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh. Nên ăn tối trước 20h và ngủ đủ 7-8 giờ mỗ🍎i ngày. Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không bỏ bữa, ăn tối khuya và thức muộn góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh . Khám sức khỏe tổng quát hoặc khám Nội tiết - Đái tháo đường giúp phát hiện đái tháo đường sớm, có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng.
Thanh Ba
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |