Đề xuất vừa được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (thuộc UBND TP HCM) gửi Sở Xây dựng và các cơ quan thẩm quyền đánh giá, để trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp ngày 23/4 tới💎. Trong tổng vốn đầu tư, chi phí xây dựng khoảng 6.400 tỷ đồng; 718 tỷ đồng đền ꦰbù mặt bằng, còn lại chi phí dự phòng và các khoản khác.
Công trình gồm các hạng mục xây bờ kè bêtông và đường dài gần 33 km dọc hai bờ kênh; nạo vét toàn tuyến kênh; làm mới sửa chữa các các cống ngang đấu nối ra kênh Tham Lương - Bến Cát - 🍒Rạch Nước Lên; xây 12 bến thuyền dọc kênh...
Dự án sẽ thoát nước, chống ngập cho 7 quận huyện (12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh); hình thành tuyến giao thông thủy - bộ kết nối TP HCM đi các tỉnh miền Tây qua cửa ngõ Long An; đi các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Đồng Nai (không đi qua trung tâm thành phố) nhằm giảm kẹt xe, phát triển du lịch và vận chuyển hàng hoá; góp phần chỉnh trang cho khu vực và giải quyết ô nhiễm.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, đây là một trong những dự án trọng điểm cần thực hiện để chống ngập và xử lý nước thải cho TP HCM giai đoạn 2020-2030. Công trình sẽ được thực𓂃 hiện trong 5 năm, từ 2021 đến 2025. Hiện thành phố đã ho♊àn thành việc nạo vét và giải phóng mặt bằng.
Dự án sẽ sử dụng 4.000 tỷ đồng từ nguồn trung ương, còn lại là vốn đối ứng từ thành phố. Hồi tháng 10/2020, UBND TP HCM đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn để triển khai.
Liên quan cải tạo các tuyến kênh ô nhiễm trên địa bàn, năm 1993 TP HCM💃 thực hiện dự án Nꩲhiêu Lộc – Thị Nghè (8,7 km, qua 5 quận: 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình), tổng vốn đầu tư 8.600 tỷ đồng, di dời 7.000 hộ dân. Hiện, hai tuyến đường dọc kênh rất khang trang, ô nhiễm giảm, cá có thể sống được.
Hữu Công