⛦Thận có chức năng lọc các chất thải, nước thừa và các tạp chất khác ra khỏi máu. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang, thải ra ngoài qua nước tiểu. Thận còn kiểm soát nồng độ pH, muối, kali trong cơ thể, tạo ra các hormone điều chỉnh huyết áp, sản xuất các tế bào hồng cầu. Thận cũng kích hoạt vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi nhằm xây dựng xương, điều chỉnh chức năng của các cơ.
🍎Do đó, việc bảo vệ sức khỏe thận đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, lọc chất thải hiệu quả. Dưới đây là 8 cách đơn giản giúp bảo vệ thận có thể thực hiện hàng ngày tại nhà.
Tích cực hoạt động thể chất
﷽Người tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện vòng eo, giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Vận động hợp lý cũng làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, tránh tổn thương thận. Mỗi người nên chạy bộ, chạy, đạp xe, khiêu vũ... giúp cơ thể vận động, giải tỏa căng thẳng, stress.
Kiểm soát lượng đường trong máu
ඣNhững người mắc bệnh tiểu đường hoặc một tình trạng khiến lượng đường trong máu tăng cao có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng lượng đường (glucose) trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều để lọc máu. Trong nhiều năm, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
♔Nếu người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu, nguy cơ thận bị tổn thương sẽ giảm. Trường hợp tổn thương thận được phát hiện sớm, các bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục và ngăn ngừa thận bị tổn thương thêm.
Theo dõi huyết áp
🍬Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận. Nếu huyết áp cao xảy ra cùng các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc mức cholesterol của cơ thể cao, sức khỏe của một người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
𝔍Lúc này, người bệnh nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống nhằm hạ huyết áp hiệu quả. Người có chỉ số huyết áp cao cần trao đổi với bác sĩ về việc theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi lối sống và có thể dùng thuốc điều trị.
Theo dõi cân nặng, ăn uống lành mạnh
Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe có thể làm hỏng thận gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận.
ཧChế độ ăn uống lành mạnh ít natri, thịt chế biến sẵn và các loại thực phẩm có hại cho thận có thể giảm nguy cơ tổn thương thận. Mỗi người nên tập trung ăn các nguyên liệu tươi tự nhiên ít natri như súp lơ, quả việt quất, cá, ngũ cốc nguyên hạt...
Uống nhiều nước
🐈Các chuyên gia nhận định uống nước thường xuyên và phù hợp có lợi cho thận. Cụ thể, nước giúp loại bỏ natri và độc tố khỏi thận, giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
📖Mỗi ngày, một người nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước. Những người từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước để ngăn ngừa sự lắng đọng của sỏi trong tương lai.
Cai thuốc lá
🦩Hút thuốc trong thời gian dài có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể. Điều này khiến lưu lượng máu đi khắp cơ thể và đến thận chậm hơn bình thường. Người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao. Nếu ngừng hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm.
Cẩn trọng khi uống thuốc giảm đau
𒈔Thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) có thể bị tổn thương thận. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu dùng thường xuyên để khắc phục cơn đau mãn tính, đau đầu hoặc viêm khớp. Trường hợp bị đau nặng cần liên hệ với bác sĩ để thực hiện phương pháp điều trị an toàn cho thận.
Kiểm tra chức năng thận
🍌Người trên 60 tuổi, nhẹ cân khi mới sinh, mắc bệnh tim, gia đình có người mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì cần kiểm tra chức năng thận thường xuyên. Đây là cách đơn giản giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thận, phòng bệnh kịp thời.
Minh Thúy (Theo Healthline)