Rối loạn nhịp tim được kiểm soát tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà người bệnh mắc phải. Với những trường hợp rối loạn nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng với các triệu chứng nhẹ không có nguy cơ gây ra biến chứng, bạn có thể kiểm soát tại nhà. Dưới đây là 8 cách tự nhiên có thể giúp bạn giữ cho tim khỏe mạnh đồng thời kiểm soát chứng rối loạn nhịp tim, theo Very Well Health.
Chọn thực phẩm tốt cho tim mạch: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn xây dựng nền tảng sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tim mạch🐽. Bạn nên ăn một số loại thực phẩm giảm viêm, giảm tích tụ mảng bám trong độ🌟ng mạch như ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây, quả hạch, các loại hạt, sữa ít béo, thịt nạc như thịt gia cầm, cá.
Có thể sử dụng dầu ô liu nguyên chất khi nấu ăn hoặc rưới lên các món ăn kèm như salad. Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng có lợ🎃i cho tim mạch vì bao gồm các thực phẩm chống viêm.
Để kiểm soát chứng rối loạn nhịp tim qua chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế các loại✃ thực phẩm gây viêm nhiễm như thức ăn giàu protein động vật, chất béo bão hòa, đường, muối, cholesterol và carbohydrate đơn. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên cắt giảm thịt đỏ, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
Thường xuyên vận động: Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) khuyên người có nguy cơ rối loạn nhịp tim nên dành khoảng 150 phút mỗi ngày vận động, luyện tập thể dục, thể thao. Các bài tập nhẹ nhàng có thể áp dụng là: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ, làm🍎 vườn hoặc nấu ăn trong bế🅰p.
Bạn có 𝕴thể kết hợp tập tạ để rèn luyện sức bền, tần suất tập 2 ng♉ày mỗi tuần.
Nếu trước đây bạn không tập 🦋thể d♏ục thường xuyên thì nên bắt đầu nhẹ nhàng và tăng dần cường độ.
Theo dõi cân nặng: Khoảng 20% người béo phì bị rung nhĩ. Cứ 𝓡tăng 5 đơn vị BMI, nguy cơ rung nhĩ của một người tăng từ 10-29%. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao... Nh🤡ững tình trạng này là yếu tố thúc đẩy cơn đau tim, ngừng tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, loạn nhịp tim, thậm chí đột tử.
Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, theo Very Well Health.
Bỏ thuốc lá: Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Vì vậy, bỏ thuốc lá có thể giúp bạn phòng bệnh, đồn♑g thời giảm nguy cơ bị đột quỵ. 🐻Trong quá trình bỏ thuốc, bạn có thể dùng kẹo ngậm, kẹo cao su để thay thế khi lên cơn thèm.
Duy trì huyết áp và cholesterol: Bạn nên giữ huyết áp và mức cholesterol trong tầm kiểm soát để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim. Nếu bạn đang sử dụng bất k𓆏ỳ loại thuốc nào để điều trị cao huyết áp hoặc cholesterol thì cần uống đều đặn.
Chế độ ăn uống có lợi cho🍰 tim, tập thể dục thường xuyên, thay đổ💜i lối sống cũng giúp bạn duy trì huyết áp và cholesterol ổn định.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể góp phần gây ra bệnh tim bằng cách làm tăng huyết áp và cholesterol, đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám động mạch. Để giảm thiểu tác hại về thể chất và tinh thần do căng thẳng, bạn có thể tìm hiểu các cơ chế đối phó với căng thẳng, tìm cách điều trị hiệu quả để q𒁏uản lý chứng lo âu, trầm cảm.
Bạn cũng có thể tập một số môn giúp giảm căng thẳng như yo🌟ga, bài tập thở, thiền, thư giãn cơ.
Hạn chế bia rượu: Rượu gây rối loạn nhịp tim, có liên quan mật thiết đến tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ... Trong trường hợp phải uống rượu, các chuyên gia khuyên bạn nên uống tối đa 2 ly mỗi ngày nếu là nam và chỉ nên uố꧃ng 1 ly mỗi ngày với nữ giới.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Ngay cả khi không gặp phải vấn đề bất thường gì trong thời gian gần, bạn cũng nên khám sức khỏe địn𝐆h kỳ. Bác sĩ sẽ cập nhật tình hình sức k🌳hỏe của bạn và có những điều chỉnh phù hợp.
Anh Chi
(Theo Very Well Health)