Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, xảy ra chủ yếu do tiêu thụ thực p𝕴hẩm không đảm bảo vệ sinh.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh🃏 Hà Nội, cho biết bệnh nhân rối loạn tiêu hóa có xu hướng tăng vào dịp hè, nhất là những ngày nắng nóng do nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh♏ sôi phát triển, thức ăn dễ ôi thiu, hư hỏng.
Trong giai đoạn giao mùa, cơ 🍨thể chưa kịp thích nghi thời tiết, hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tai mũi họng, viêm phổi... Uống nhiều thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa chủ yếu là đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm 🥀trọng, nhưng nếu để lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng này vào ngày hè.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Thức ăn thừa nên được bọc kín hoặc cho vào các hộp thực phẩꦜm chuyên dụng và bảo quản trong tủ lạnh, hâm nóng khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn có hại. Không ăn các món ꦦđể quá lâu ngày và đun lại nhiều lần.
Đồ sống như cá, thịt, hải sản cần phân loại khi bảo quản, tránh sử dụng túi nilon để bảo quản thực phẩm, không cấp đông lại sau khi rã đông. Vứt bỏ những thực phẩm hư hỏng và lau dọn tủ l𝄹ạnh thường xuyên.
Chế độ ăn uống khoa học
Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, nước giải khát có gas, đồ ăn nhiều đường𒀰, nhiều chất béo, nhiều đạm, thức ăn đường phố, gỏi sống... vì khó tiêu, có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột. Thay vào đó, nên tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả như chuối, dứa, khoai lang, rau cải xoăn, mồng tơi.
Uống đủ nước
Để ngăn cơ thể mất nước trong ngày nắng nóng, tăng cường sức khỏe đường ruột, người trưởng thành uống hai lí🍷t nước mỗi ngày, liều lượng ở trẻ nhỏ tùy theo độ tuổi, nhu cầu. Nước góp phần làm sạch hệ thống tiêu hóa, mềm ꦕphân, ngăn ngừa táo bón, đồng thời tăng hiệu quả phân hủy thức ăn, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Bổ sung thực phẩm chứa men vi sinh
Men vi sinh🌄 hỗ trợ khỏe mạnh. Thực phẩm lên men như sữa chua, kimchi, dưa cải cung cấp probiotics dồi dào cho đường ruột. Không ăn quá nhiều thực phẩm lên me🥂n vì có thể tạo ra tác dụng ngược gây hại cho hệ tiêu hóa.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn♊, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn.
Tập luyện nâng cao sức khỏe
Duꦕy trì thói quen tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần, ít nhất 30 phút một ngày nhằm tăng lưu thông khí huyết, duy trì chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa đường ruột.
Giảm stress
Thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, căng thẳng trong công việc cuộc sống tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm đường ruột, chán ăn, đầy bụng, chuột rút.
Không uống rượu bia, thuốc lá
Uống bia rượu nhiều làm giảm khả năng miễn dịch của đường tiêu hóa. Thuốc lá chứa nhiều độc tố c💙ó thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra các bệnh tiêu hóa.
Ăn ngủ đúng giờ, giải tỏa căng thẳng bằng các bài tập như yoga, thiền... Người xuất hiện triệu chứng bất thường nên khám kịp thời để chẩn đoán đúng bệnh và điều tr🌳ị phù hợp.
Ly Nguyễn
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |