Khoảng một tuần giáp Tết, bến Bình Đông (quận 8) là điểm đến đặc sắc mỗi năm chỉ có một lần, thu hút người dân và du khách nhờ cảnh sinh hoạt “trên bến dưới thuyền” rực rỡ sắc hoa, cây cảnh. Khách tham quan có thể đi bộ dọc bến gần 2 km để tham quan, chụp ảnh, mua cây hoa. Ảnh: Hữu Khoa
Khoảng một tuần giáp Tết, bến Bình Đông (quận 8) là điểm đến đặc sắc mỗi năm chỉ có một lần, thu hút người dân và du khách nhờ cảnh sinh hoạt “trên bến dưới thuyền” rực rỡ sắc hoa, cây cảnh. Khách tham quan có thể đi bộ dọc bến gần 2 km để tham quan, chụp ảnh, mua cây hoa. Ảnh: Hữu Khoa
Ngày 29, 30 tháng Chạp, nếu đi ngang chùa Bà Thiên Hậu (quận 5), du khách có cơ hội xem hàng loạt màn trình diễn lân sư rồng điêu luyện trong tiếng trống xèng khí thế. Nơi đây diễn ra nghi lễ “khai quang điểm nhãn” cho các con lân, rồng để chúng bắt đầu cuộc sống mới, theo chân sư đoàn đi lưu diễn khắp nơi nhằm mang lại may mắn, phát tài cho mọi người. Ảnh: Tâm Linh
Ngày 29, 30 tháng Chạp, nếu đi ngang chùa Bà Thiên Hậu (quận 5), du khách có cơ hội xem hàng loạt màn trình diễn lân sư rồng điêu luyện trong tiếng trống xèng khí thế. Nơi đây diễn ra nghi lễ “khai quang điểm nhãn” cho các con lân, rồng để chúng bắt đầu cuộc sống mới, theo chân sư đoàn đi lưu diễn khắp nơi nhằm mang lại may mắn, phát tài cho mọi người. Ảnh: Tâm Linh
Ngày đầu năm ở TP HCM bạn có thể đến cầu an, cầu may, vãn cảnh ở một số ngôi chùa linh thiêng có không gian thoáng đãng và đẹp như chùa Ngọc Hoàng (quận 1), chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Pháp Hoa (quận 3), Việt Nam Quốc tự (quận 10), Tu viện Khánh An (quận 12), chùa Phổ Quang (quận Tân Bình), chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn)… Ảnh: Tâm Linh
Ngày đầu năm ở TP HCM bạn có thể đến cầu an, cầu may, vãn cảnh ở một số ngôi chùa linh thiêng có không gian thoáng đãng và đẹp như chùa Ngọc Hoàng (quận 1), chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Pháp Hoa (quận 3), Việt Nam Quốc tự (quận 10), Tu viện Khánh An (quận 12), chùa Phổ Quang (quận Tân Bình), chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn)… Ảnh: Tâm Linh
Nếu bạn chưa có thời gian lưu lại bức ảnh xuân Sài Gòn thì lễ hội Tết Việt ở Nhà văn hoá Thanh niên TP HCM (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1) là địa chỉ lý tưởng. Nơi đây trang trí gần 150 gốc mai vàng cùng nhiều tiểu cảnh chủ đề Tết và mùa xuân, biểu diễn nhạc dân tộc, múa lân sư rồng, võ thuật cổ truyền, đờn ca tài tử, ngày hội gói bánh chưng, bánh tét… đến hết ngày 16/2 (mùng 5 Tết). Ảnh: Quỳnh Trần
Nếu bạn chưa có thời gian lưu lại bức ảnh xuân Sài Gòn thì lễ hội Tết Việt ở Nhà văn hoá Thanh niên TP HCM (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1) là địa chỉ lý tưởng. Nơi đây trang trí gần 150 gốc mai vàng cùng nhiều tiểu cảnh chủ đề Tết và mùa xuân, biểu diễn nhạc dân tộc, múa lân sư rồng, võ thuật cổ truyền, đờn ca tài tử, ngày hội gói bánh chưng, bánh tét… đến hết ngày 16/2 (mùng 5 Tết). Ảnh: Quỳnh Trần
Tại khuôn viên lễ hội Tết Việt, du khách đừng quên ghé phố ông đồ để xin chữ may mắn đầu năm. Tuỳ theo gợi ý của du khách, thư pháp được các ông, bà đồ viết tại chỗ lên giấy liễn nhiều kích thước, bao lì xì, quạt giấy, nón lá… Giá trung bình từ 10.000 đồng đến khoảng 300.000 đồng một món. Ảnh: Tâm Linh
Tại khuôn viên lễ hội Tết Việt, du khách đừng quên ghé phố ông đồ để xin chữ may mắn đầu năm. Tuỳ theo gợi ý của du khách, thư pháp được các ông, bà đồ viết tại chỗ lên giấy liễn nhiều kích thước, bao lì xì, quạt giấy, nón lá… Giá trung bình từ 10.000 đồng đến khoảng 300.000 đồng một món. Ảnh: Tâm Linh
Một chuyến du ngoạn trên sông Sài Gòn bằng buýt sông hoặc du thuyền là gợi ý trải nghiệm thú vị trong ngày Tết. Đây là dịp ngắm nhìn quang cảnh thành phố thật khác những ngày Tết ở hai bờ vào ban ngày hoặc buổi tối. Nhiều người Việt quan niệm nước tượng trưng cho sự sinh sôi, mát lành, nên du lịch sông nước đầu năm có thể mang lại may mắn, mọi sự hanh thông. Ảnh: @minhcaotieu/Instagram
Một chuyến du ngoạn trên sông Sài Gòn bằng buýt sông hoặc du thuyền là gợi ý trải nghiệm thú vị trong ngày Tết. Đây là dịp ngắm nhìn quang cảnh thành phố thật khác những ngày Tết ở hai bờ vào ban ngày hoặc buổi tối. Nhiều người Việt quan niệm nước tượng trưng cho sự sinh sôi, mát lành, nên du lịch sông nước đầu năm có thể mang lại may mắn, mọi sự hanh thông. Ảnh: @minhcaotieu/Instagram
Buổi chiều tối, bạn hãy dạo chơi đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu mở cửa từ 9/2 (28 tháng Chạp) đến 15/2 (mùng 4 tết). Nơi đây mỗi năm có chủ đề trang trí khác nhau, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh check-in. Ảnh: Quỳnh Trần
Buổi chiều tối, bạn hãy dạo chơi đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu mở cửa từ 9/2 (28 tháng Chạp) đến 15/2 (mùng 4 tết). Nơi đây mỗi năm có chủ đề trang trí khác nhau, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh check-in. Ảnh: Quỳnh Trần
Một số công viên tham quan🌃, giải trí như Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên… cũng là gợi ý điểm đến nếu 🌸du khách đi cùng gia đình, trẻ nhỏ, nhóm bạn.
Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng khung cảnh đường phố vắng vẻ hiếm có trong năm vào sáng mùng 1, đến các điểm tham quan trong thành phố. Các quán cà phê là nơi lý tưởng cho buổi gặp mặt đầu năm. Ảnh: Tâm Linh
Một số côꦍ𝕴ng viên tham quan, giải trí như Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên… cũng là gợi ý điểm đến nếu du khách đi cùng gia đình, trẻ nhỏ, nhóm bạn.
Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng khung cảnh đường phố vắng vẻ hiếm có trong năm vào sáng mùng 1, đến các điểm tham quan trong thành phố. Các quán cà phê là nơi lý tưởng cho buổi gặp mặt đầu năm. Ảnh: Tâm Linh
Lưu ý khi du lịch TP HCM dịp Tết:
Du khách phải đeo khẩu trang thường xuyên để đề phòng lây nhiễm Covid-19, đồng thời cân nhắc lựa chọn điểm đến nếu tình 📖hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Thời tiết TP HCM dịp Tết nắng ấm ban ngày và có thể se lạnh buổi 🌃tối, nhiệt độ khoảng 21 - 33 độ C, du khách nên chuẩn bị🐽 trang phục linh động.
Bảo quản tư trang cẩn thận ở những nơi đông người.
Tại một số điểm tham quan và vui chơi giải trí, du khách nên chủ động tìm bãi giữ xe gần nhất, và lưu ý phí giữ xe có thể cao hơn ngày thường từ 5🧔.000 - 20.000 đồng.
Tâm Linh