Phương pháp này khác máy trợ thính thế nào? (Hoàn Lê, 33 tuổi)
Trả lời:
Ốc tai điện tử là thiết bị điện tử nhỏ, có hai phần gồm bộ phận xử lý âm thanh nằm 𒀰sau tai và bộ phận được cấy trong tai nhằm thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị tê liệt, có nhiệm vụ nhận tín hiệu do bộ phận bên ngoài gửi về. Các tín hiệu này kích thích dây thần kinh thính giác và truyền đến não bộ để phân tích các tín hiệu đó thành âm thanh. Nhờ đó, người bệnh có thể nghe được.
Cấy ốc tai điện tử là phương pháp cấy ghép thiết bị điện tử đặt vào ốc tai nhằm phục hồi t🃏hính lực. Người bệnh mang theo một bộꦓ phận cố định trong cơ thể và chỉ có thể tháo bộ phận ra khi ngủ.
Người đủ điều⭕ kiện để được cấy ốc tai điện tử, gồm đã sử dụng máy trợ thính nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả kém, não không có tổn thươnꦆg, dây thần kinh số 8 bình thường, cấu trúc ốc tai bình thường không có dị dạng, không bị vôi hóa toàn bộ.
Người mắc bệnh viêm tai đang tiến triển, người chậm phát triển tâm thần, người có cá𝄹c bệnh lý nền nặng như tim mạch, thiếu máu, bệnh di truyền... không được chỉ định phương pháp này.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi 🎃và người lớn nghe kém nặng (ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 70 dB đến 90 dB) hoặc điếc sâu (ngưỡng nghe trên 90 dB) ở cả hai tai có 👍thể được cấy ốc tai điện tử.
Trẻ nhỏ bị điếc sâu hoặc nghe kém nặng được cấy khi còn nhỏ giúp trẻ tiếp xúc với âm thanh trong g🌱iai đoạn tối ưu để phát triển các kỹ năng💖 nói và ngôn ngữ.
Con bạn hai tuổi có thể cấy ốc tai điện tử n꧋ếu nghe kém nặng hoặc điếc sâu. Bạn có thể đưa con đi khám để bác sĩ khám cụ t🐭hể và tư vấn phù hợp.
Người lớn khi được cấy ốc tai điện tử có thể học cách liên kết các tín hiệu từ thiết bị cấy ghép với âm thanh ghi nhớ đượ🔴c, bao gồm cả lời nói mà không yêu cầu bất kỳ tín hiệu hình ảnh nào như tín hiệu từ khẩu hình miệng hoặc ngôn ngữ ký hiệu.
Ốc tai điện tử khác với máy trợ thính. Máy trợ thính khuếch đại âm thanh để tai bị tổn thương có thể phát hiện ra chúng. Trong khi đó, ốc tai điện tử bỏ qua các phần bị tổn thương của tai và kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác, nên người bệnh có t🔯hể nghe được âm thanh tốt hơn.
Cấy ốc tai điện tử có liên 👍quan thần kinh mặt, thần kinh ốc tai tiền đình và cấu trúc não, nên quá trình phẫu thuật vẫn có thể xảy ra rủi ro nhất định꧂ như viêm màng não, rò rỉ dịch não tủy, rối loạn vị giác, tê xung quanh tai... Tùy vào tình trạng của biến chứng mà các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Bộ xử lý âm thanh và ốc tai điện tử bắt đầu hoạt động sau khi cắt chỉ, sớm nhất là sau ngày thứ 10 và ♔muộn nhất là 4 tuần sau phẫu thuật. Lúc này, bộ xử lý âm thanh được bật, người bệnh bắt đầu♒ nghe âm thanh và cần huấn luyện để nghe hiểu.
Người bệnh có thể hồi phục thính lực sau phẫu thuật nhưng cần nhiều thời gian. ಞDo đó, người bệnh cần sự hỗ trợ từ người thân sau khi thực hiện phương pháp này.
Người bệnh không tự lái xe về nhà sau phẫu thuật; dùng thuốc theo hướꦅng dẫn bác sĩ; thay băng vết mổ hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn sau khi tháo băng đầu; gội đầu một tuần sau mổ khi vết khâu da được cắt bỏ chỉ, không để nước vào t💜ai; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để mau lành vết mổ.
ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng
Trưởng khoa Tai Mũi Họng
Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |