Tôi đã đi làm xಞét ngh꧙iệm tính từ lần cuối có hành vi nguy cơ là 6 tháng. Xét nghiệm cho kết quả âm tính. Như vậy🦋 tôi có cần đi xét nghiệm tiếp khô🍸ng? Đã an toàn chưa. Tôi không thể dứt ra được cái suy ngh🀅ĩ HIV t🙈rong đầu. Mong bác sĩ hồi âm. (Quân).
Trả lời:
Chào anh,
Tôi xin chia sẻ với anh về trăn trở ⛄trong thời điểm hiện tại. Thực tế, với đa số người đến tham gia xét nghiệm khi từng có hành vi nguy cơ trong quá khứ đều ít nhiều rất lo lắng về tình trạng của mình. Tình huống của anh có lẽ cũng đang có tâm trạng như vậy.
Với xét nghiệm HIV cách 6 tháng tính từ lần cuối cùng có hành vi nguy cơ cao (quan hệ tình dục không an toàn), nếu kết quả âm tính thì có đến 99% là đáng tin cậy và cũng🎉 không c💎ần thiết phải làm lại xét nghiệm.
Tuy nhiên, tôi phân tích thêm một yếu tố như saဣu:
- Hành vi nguy cơ trong lây nhiễm HIV không chỉ có quan hệ tình dục không an toàn, mà còn có đường lây truyền qua đường máu. Trong đường lây truyền này, kể đến nhiều nhất 𝓰là tiêm chích ma túy. Bản thân tôi mong và hy vọng anh không phải vướng vào con đường lây này.
- Ở đây anh chỉ tập trung nói đến quan hệ tình dục với gái mại dâm mà không kể đến các mối quan hệ khác. Quan niệm cho rằng “gái mại dâm mới nꦦguy hiểm, mới bị HIV còn các cô gái khác thì không” là một quan niệm không chính xác. Điều quan trọng chính là thực hành tình dục an toàn của bản thân mỗi người.
Do vậy, nếu có mối quan hệ với các cô gái khác, anh quanꦺ hệ tình dục với họ mà không sử dụng bao cao su, thì đó cũng được xem là một hành vi nguy cơ. Thực tế, n𓃲hiều đôi yêu nhau đều rất ngại và gần như không bao giờ nói chuyện về khía cạnh an toàn tình dục, đặc biệt không bao giờ hỏi về tình trạng nhiễm hay không nhiễm HIV của bạn tình, đã hay chưa từng làm xét nghiệm…
Trong trường hợp anh đảm bảo được hai ý trên thì kết quả xét nghiệm âm tính mới c💖ó độ an to🀅àn cao, vì thời gian như vậy đã quá thời kỳ cửa sổ của xét nghiệm HIV.
Trong trường hợp ngược lại, nếu anh có những nguy cơ mà tôi chia sẻ bên trên thì anh vẫn cần phải tham giಞa xét nghiệm𒅌 kiểm tra sau 3 tháng với điều kiện là trong khoảng thời gian này tuyệt đối không có hành vi nguy cơ phát sinh.
Tôi cũng xin chia sẻ thêm với anh rằng, HIV ngày nay không còn đáng sợ như những năm về trước. Giới chuyên môn cũng giảm và ngừng sử dụng cụm từ “căn bệnh thế kỷ” hay “mối hiꦍểm họa chết người” khi nói về căn bệnh này. Do vậy, thái độ đúng là thận trọng với hành vi nguy cơ, không lo sợ thái quá. Thay vì ám ảnh với HIV, anh hãy thận trọng hơn với hành vi nguy cơ của mình.
Chúc anh nhiều sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ