"Đểꦅ trang bị cho các binh sĩ lục quân đóng trên tiền tuyến, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng đồng ý phê duyệt mua súng trường tấn công SIG Sauer với chi phí khoꦛảng 107 triệu USD", Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong thông cáo ngày 28/9.
Ấn Độ thông qua đề xuất mua lô súng trường SIG716 thứ hai trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc ꦕchưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nguồn tin cho biết đơn hàng của Ấn Độ gồm khoảng 72.000 khẩu súng kèm theo nhiều thiết bị quang học và phụ kiện khác.
SIG716 sử dụng đạn 7,62x51 mm NATO, được chế tạo trên cơ sở mẫu SIG516, được trang bị nòng súng dài khoảng 40 cm, ốp nòng M-LOK với ray Picatinny để gắn phụ kiện và báng xếp với 6 vị trí tùy chỉnh. Toàn bộ số súng theo hợp đồng sẽ được sản xuất tại nhà máy của Sig Sauer ở New Hampshire, Mỹ🍌 và được bàn giao trong một năm để đáp ứng yêu cầu cấp bách của lục quân Ấn Độ.
Lục quân Ấn Độ hồi đầu năm biên chế khoảng 72.000 khẩu SIG716 theo hợp đồng ký hồi tháng 2/2019. Lực lượng này đang loại biên dần mẫu súng nội địa INSAS, được sử dụng từ năm 1998, bằng 🐬SIG716 do hãng vũ khí Đức SIG Sauer chế tạo.
Quân đội Ấn Độ cũng dự kiến biên chế hàng nghìn khẩu AK-203 do các hãng vũ khí trong nước phối hợp với tập đoàn Kalashnikov của Nga sản xuất. Theo giấy phép, Ấn Độ được sản xuất 750.000 khẩu AK-203, mẫu súng trường sử dụng đạn 7,62 mm NATO đ📖ược cải t𒉰iến dựa trên AK-100.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa hai nước, từ đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. Quân đội hai nước triển khai hàn♛g nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất 🍌nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với việc không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy꧂ nhiên, thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc đang gấp rút chuyển lương thực, nhiên liệu, trang phục vùng cực và nhiều loại vật tư khác lên khu vực biên giới, chuẩn bị cho giai đoạn thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông sắp tới. Các binh sĩ Ấn - Trung đóng dọc theo 🌺LAC sẽ phải chống chịu điều kiện khắc nghiệt khi khu vực này gần như bị cô lập trong mùa đông.
Nguyễn Tiến (Theo Sputnik)