Cuộc hội đàm giữa các chỉ huy quân đội Ấn - Trung tại khu vực Ladakh hôm 30/6 kết thúc mà không đạt được đột phá lớn nào, dù đây là cuộc gặp thứ hai sau vụ ẩu đả khiến hàng chục binh sĩ hai nướ꧒c thương vong hồi giữa tháng 6. Hai bên vẫn tăng cường điều quân, triển khai các khí tài hạng nặng và tiêm kích lên khu vực tranh cဣhấp ở Ladakh.
Giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở phía bắc, Ấn Độ bất ngờ đối mặt với một "mặt trận" mới, khi tiếng♏ súng rộ lên ở khu vực biên giới phía tây, giáp Pakistan. Quân đội Ấn Độ cho biết binh sĩ Pakistan sáng ♉2/7 vi phạm lệnh ngừng bắn, sử dụng cối hạng nặng và nhiều vũ khí khác bắn qua Đường Kiểm soát (LoC) vào vị trí của binh sĩ nước này.
Ấn Độ từng hai lần xung đột vũ trang với Trung Quốc và 4 lần với Pakistan, ngoài ra còn có hàng chục vụ đụng độ nhỏ khác xảy ra kể từ khi quốc gia Nam Á giành được độc lập từ tay Anh vào năm 1947. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa bao giờ phải cùng lúc chiến đấu trên cả hai mặt trận để bảo vệ biên giới pܫhía bắc và phía tây.
Giới chức quốc phòng Ấn Độ ngày càng lo ngại Trung𒁏 Quốc và Pakistan có thể "bắt tay" để phối hợp tung đòn nhằm vào nước này trong lúc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi bận đối phó với Covid-19. Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 627.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 18.000 người chết.
"New Delhi rõ ràng đang chịu áp lực lớn từ Covid-19, từ Đường Kiểm soát (LoC) với Pakistan và từ Trung Quốc", Ian Hall, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc đại học Griffith, nói. "Chúng tôi thấy mối quan hệ của New Delhi với Islamabad và Bắc Kinh trở n🧸ên tồi tệ trong vài năm qua, kết quả là cả h♛ai quyết định leo thang mọi thứ trong đại dịch, khi chính quyền Thủ tướng Modi bị kéo căng và mất tập trung".
Quân đội Ấn Độ có lực lượng hùng hậu và luôn 🐎sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ, một quan c꧟hức an ninh cấp cao cho biết. Nhưng việc phải duy trì nguồn lực phòng thủ cho hai mặt trận cùng lúc sẽ buộc lực lượng vũ trang Ấn Độ căng mình ứng phó.
Tư lệnh lục quân Ấn Độ, đại tướng M🧔anoj Mukund Naravane, đã cảnh báo và thúc giục chính phủ, trong đó có các đại diện ngoại giao, chuẩn bị để tránh kịch bản "lưỡng đầu thọ địch".
"Nguy c🐻ơ phải chiến đấu cùng lúc ở hai mặt trận rất đáng lo ngại, vì nó có nguy cơ xảy ra. Một quốc gia không tham chiến bằng lực lượng vũ trang đơn độc, mà còn có các trụ cột khác như cơ quan ngoại giao và các ban ngành chính phủ khác. Họ tham gia để đảm bảo chúng ta không bị dồn vào chân tường và phải đ෴ối phó với hai kẻ thù dốc toàn lực cùng lúc", tướng Naravane nói hồi tháng 5.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc vẫn "so găng" dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa được phân định và gây tranh cãi giữa hai nước. Căng thẳng tại LAC gia tăng từ tháng 5, Ấn Độ và Trung Quốc đã điều hàng nghìn binh sĩ cùng lựu pháo và tăng thiết giápꦕ tới nhiều khu vực gần biên giới.
Nhiều cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự đã được lên kế hoạch nhằm "đảm bảo hòa bình và yên tĩnh", 𝔍lục quân Ấn Độ cho biết ngày 1/7, sau khi các cuộc đàm phán giữa các chỉ huy quân đội không mang lại kết quả rõ ràng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói hai nước sẽ "giữ liên lạc chặt chẽ thông qua các kênh quân sự và ngoại giao", đồng thời hạ nhiệt tình hình tại biên giới.
Cách đó 742 km, tình hình xung quanh LoC phân cách Ấn Độ và Pakistan không kém căng thẳng. Lính Ấn Độ thường xuyên đối mặt với những ﷺvụ đấu súng qua biên giới và phải triển khai hoạt động chống khủng bố trong nước.
Lục quân Ấn Độ đã tiêu diệt 127 "phần tử khủng bố" ở LoC trong nửa đầu năm 202🍃0, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, một quan chức cho biết. Các vụ đấu súng qua biên giới cũng tăng gấp đôi so với năm trước. ܫBộ Ngoại giao Pakistan trong thông cáo ngày 1/7 cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn hơn 1.500 lần, gây ra thương vong cho dân thường tại khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Một vài đơn vị quân đội Ấn Độ, thường được điều đến Jammu và Kashmir để tăng cường hoạt động chống nổi dậy dọc theo biên giới Pakistan vào mùa hè, giờ nhận lệnh lên khuไ vực biên giới Ấn - Trung.
Vipin Narang, phó giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhận định không thể loại trừ giả thuyết Pakistan và Trung Quốc bắt tay nhau làm leo thang căng thẳng biên giới phía bắc và phía tây Ấn Độ cùng lúc, dù rất khó để chứng minh điều này.
"Pakistan muốn thể hiện quyết tâm về vấn đề Jammu và Kash🤡mir tới dư luận trong nước lẫn Ấn Độ sau khi New Delhi tước quyền tự trị của khu vực hồi tháng 8/2019", Narang nhận định. "Pakistan có thể tận dụng tình huống Ấn Độ đang dồn mọi sự chú ý tại biên giới với Trung Quốc để tăng hoạt động tại LoC".
"Cuộc đụng độ với Trung Quốc rõ ràng là nỗi 🐈hổ thẹn lớn với Ấn Độ", cựu trung tướng Pakistan Mahmud Durrani nhận xét. "Lựa chọ♒n của Ấn Độ là gì? Họ biết rằng họ không thể phát động đòn tấn công để đẩy lùi quân Trung Quốc".
"Để có thể phô trương sức🐈 mạnh và sự cứng rắn, họ sẽ làm gì đó với Pakistan, một đồng minh của Trung Quốc. Ấn Độ sẽ làm gì đó để chứng minh với người dân rằng 'chúng ta vẫn mạnh'", Durrani nói.
Durrani cũng không loại trừ có mối liên♔ hệ trong các bước đi chiến lược của Trung Quốc và Pakistan. Trong khi đó, chuyên gia Narang cảnh báo "đây rất có thể là mùa hè căng thẳng và đẫm✤ máu" đối với Ấn Độ trên cả đoạn biên giới tranh chấp với Pakistan và Trung Quốc.
Nguyễn Tiến (Theo Bloomberg)