Những cuộc tuần tra tăng cường dọc biên giới vớ﷽i Myanmar diễn ra ngày 5/3, các quan chức Ấn Độ cho biết. "Chúng tôi sẽ không cho bất cứ ai vào Ấn Độ", Maria Zuali, quan chức tại thị trấn bên giới Champhai của ban🍬g Mizoram, nói.
Động thái này diễn ra sau khi một số cảnh sát Myanmar đàoꦓ tẩu sang Ấn Độ do không muốn tuân theo lệnh trấn áp người biểu tình. Phát ngôn viên của quân đội và cảnh sát Myanmar chư𝓡a bình luận về thông tin này. Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa bình luận về số lượng người Myanmar đã vượt biên và kế hoạch giải quyết vấn đề.
Kumar Abhishek, quan chức quận Serchhip của Ấn Độ, cho biết 8 người Myanmar vượt biên sang nước này và đang được chăm sóc, trong đó gồm một trẻ em và một phụ nữ. "Chúng tôi dự đoán một số nữa có thể đến", Abhishek nói và cho biết giới c♕hức đang chuẩn bị nơi ở cho khoảng 30-40 người.
Khoảng 30 ng💝ười Myanmar, gồm các cảnh sát viên và người thân của họ đã vượt biên sang Ấn Độ, một sĩ quan cảnh sát tại bang Mizoram cho biết.
Một quan chức cho biết dân Myanmar vẫn tràn qua biên giới bất chấp binh sĩ Ấn Độ tăng cường tuần tra dọ🎶c theo biên giới trên sông Tiau. "Mọi người đến bằng nhiều tuyến đường", quan chức Ấn Độ cho biết và khẳng định không thể ngăn cản hết n🐷hững người muốn vượt biên.
Một số cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ do không muốn tuân lệnh trấn áp biểu tình của quân đội. "Họ nói vi phạm nhân quyền diễn ra và đượꦅc lệnh bắn vào dân thường", một quan chức an ninh🌄 liên bang của Ấn Độ cho biết.
Dòng người Myanmar vượt biên sang Ấn Độ, đặc biệt là các cảnh sát, có thể khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình thế khó khăn do họ có liên hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar. Trong hai năm qua, quân đội Myanmar triển khai các chiến dịch tấn công quân nổi dậy ở dọc biên giới phía đông bắc với Ấn Độ. Quốc gia Nam Á tặng cho Myanmar một tàu ngầm diesel-điện🥂 hồi cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
Quan chức Ấn Độ nhận định việc người Myanmar vượt biên là🅘 "tình huống hơi khó khăn cho Ấn Độ do cân bằng trong ngoại giao là rất quan trọng".
Biểu tình diễn ra tại Myanmar trong nhiều tuần để phản đối quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực, khiến binh sĩ và cảnh sát nước này sử dụng vũ lực để trấn áp. Hơn 50 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa lực lượng chức năng Myanmar và người biểu tình, trong đó 38 người chết hôm 🌃3/3.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)