Theo bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Kim Thanh, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh𝓰 TP HCM, protein trong nước tiểu là thành phần quan trọng của cơ thể, thực hiện vai trò vận chuyển và trao đổi muối, nước, đồng thời duy trì độ pH cân bằng trong máu. Khi hàm lượng protein dư thừa tình trạng protein niệu sẽ xảy ra. Đặc biệt, khi thận bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào, thành phần này có khả năng rò rỉ vào nước tiểu.
Protein niệu thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận giai đoạn cuối. Nếu tình trạng này không được🅺 kiểm soát kịp thời sẽ làm thận mất dần chức năng, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi. Trong đó, chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến hiệu quả kiểm soát hàm lượng protein cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát một cách đáng kể.
Bác sĩ Kim Thanh gợi ý người mắc bệnh thận nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc từ đạm thựℱc vật, ưu tiên đạm thực vật 70%, đạm động vật 30%. Đạm động vật nếu ăn vượt quá tỷ lệ quy định sẽ làm tăng áp suất trong cầu thận dẫn đến giảm tuổi thọ của các nephron (đơn vị cấu trúc và chức năng của thận).
Trong khi đó, nguồn protein thực vật lại mang đến nhiều lợi ích tích cực cụ thể: làm co tiểu động mạch, giảm áp suất trong cầu thận giúp𓆉 tăng tuổi thọ các nephron, cải thiện chức năng thận. Với người bệnh thận, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, tùy thuộc vào vào giai đoạn bệnh, bác sĩ có thể cá thể hóa điều trị dinh dưỡng trên từng người bệnh.
Một số thực phẩm được bác sĩ khuyến khích ngườ𓂃i bệnh thận nên lưu ý bổ sung:
Đậu nành: Đây là thực phẩm chứa nguồn đạm tốt, khá an toàn đối với người bị bệnh thận. Không giống như lượng đạm ở động vật, protein từ đậu nành không chứa cholesterol và ít chất béo bão hò🐓a. Thực tế, một nghiên cứu y khoa trên Tạp chí Kidney International vào năm 2003 đã chứng minh, chế độ ăn 30% protein từ đậu nành và 30% protein từ thực vật khác mang đến hiệu quả cải thiện đáng kể cho người bệnh. Không chỉ riêng protein niệu được ki🎶ểm soát, chức năng thận cũng ổn định hơn.
Vì vậy, người bệnh nên dùng đậu nành nguyên chất trong thực đơn hàng ngày kết hợp điều trị theo phác đồ bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là cần tránh dùng sản phẩm thịt, phô mai làm từ đậu nành được chế biến sẵn. Những thực phẩm này có nguy cơ chứa nhiều natri và một số thành ph♐ần gây hại khác, không tốt cho sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.
Hạt lanh: Hạt lanh là một nguồn protein thực vật chất lượng cao, axit béo alpha linolenic (là một axit b🗹éo Omega-3) không chỉ tốt cho tim mạch và cả những bị thận mãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hạt lanh có khả năng làm giảm protein niệu và lượng protein mất qua nước tiểu, kiểm soát tình trạng tổn thương 🥂cầu thận hiệu quả.
Thực phẩm giàu chất xơ: Đây là nguồn thực phẩm mà người mắc protein niệu chú ý bổ sung mỗi ngày, khuyến nghị tối đa là 55 g mỗi ngày, đặc biệt là rau xanh. Khi chức năng của thận yếu đi sẽ dẫn đến tình trạng toan ♕chuyển hóa, tăng phosphat máu, tăng kali, tăng huyết áp, loãng xương. Do vậy, người bệnh cần được cung cấp chất xơ để kiểm soát các rối loạn trên. Tuy nhiên, với tình trạng protein niệu, người bệnh cần tránh các loại rau củ quả giàu kali chẳng hạn như cam, khoai tây, rau lá xanh (rau chân vịt, cải xoăn...).
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bị bệnh thận mạn cần tránh các thực phẩm chứa nhiều natri (muối), đường (carbohydrate tinh chế). Cụ thể, người trưởng thành khỏe 🦩mạnh nên hạn chế tiêu thụ quá 5g muối, nhưng với người bệnh thận lượng natri tốt nhất là thấp hơn 3g muối để kiểm soát bệnh lý hiệu quả, trường hợp đặc biệt cần phải điều chỉnh lượng muối theo kết quả xét nghiệm. Một số thực phẩm chứa nhiều natri gồm: các loại dưa muối, phô mai, bánh quy mặn, thịt hun khói...
Các thực phẩm nhiều carbohydrate tinh chế có trong đường kính, quả chín nhiều ngọt, mật ong, bánh, kẹo... Nhóm này đều có nguy cơ làm tăng đường huyết, về lâu dài dẫn đến tổn thương thận ℱnghiêm trọng. Nên thay thế những thực phẩm này bằng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ngọt ít và rau tươi. Ngoài ra, cần tránh thực phẩm giàu magie có trong bơ, chocolate, sữa động vật..., cơ thể dư thừa magie sẽ khiến tình trạng protein niệu thêm nghiêm trọng.
Ngoài chế độ ăn uống, để kiểm soát lượng protein trong nước tiểu, người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, duy trì tập thể dục đều đặn (ít nhất 2 giờ mỗi tuần), kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ, từ bỏ thꦍói quen hút thuốc lá, tránh tự ý dùng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khi chưa có ý kiến của giới chuyên môn, bác sĩ Kim Thanh nhấn mạnh.
Quyên Phan