Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, cho biết nước mắm♏ lên men từ cá cơm nguyên chất với muối và nước, ủ từ 12 đến 18 tháng để tiết ဣra nước cốt. Nước mắm truyền thống giàu khoáng chất, vitamin.
Nước mắm có hàm lượng axit amin và protein hơn 30%, đầy🧸 đủ thành phần vitamin và khoáng tố. Nước mắm được sản xuất kết hợp với các enzyme có trong cá và dẫn đến sự tự phân hủy hoặc tự tiêu hóa của cá. Các enzyme có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do làm chậm quá trình lão hóa, phòng bệnh viêm khớp, ung thư và các b🍒ệnh thoái hóa thần kinh. Protein thủy phân từ cá được tạo ra trong quá trình lên men giúp cải thiện khả năng của cơ xương khớp, tăng trưởng cơ bắp, tăng hiệu suất tập luyện thể dục.
Dược sĩ Phụng cho biết muối được sử dụng trong quá trình lên men cá giúp bảo quản và tăng hương vị của nước mắm. Nước mắm làm gia vị nêm nếm có thể làm giảm lượng natri tổng thể đi vào cơ thể, mà không làm🐈 giảm hương vị thức ăn. Tuy nhiên nếu sử dụng một lượng lớn muối tinh chế trong thực phẩm chế biến thì lại nguy hiểm cho tim và huyết áp.
Nước mắm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh mạn tính nếu ăn trong thời gian dài loại có chứa hóa chất độc hại. Một số loại nước mắm chứa vi khuẩn gây hại như clostridium gây 🅠đau đầu♒ và tiêu chảy.
Dược sĩ Phụng khuyên nên sử dụng nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung. Bảo quản nước mắm nơi mát, khô ráo và có nhiệt độ ổn định, không làm lạnh vì có thể làm muối kết tinh trong sản phẩm. Chú ý đến hạn dùnꦇg, luôn kiểm tra màu sắc, nấm mốcಌ và mùi vị của nước mắm sau khi mở nắp.
Nước mắm chuẩn có vị mặn gắt nhưng thơm nồng, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi. Khi mua nên lắc nhẹ chai nước mắm, nếu thấy nước chảy xuống chậm, đọng lại trên vỏ chai nghĩa là có độ đạm cao. Để kiểm tra, nên để chai mắm đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh rồi dốc ngược. Nếu thấy có nhiều cặn từ đáy chai rơi xuống là dấu hiệu kết tủa muối và một 🎉số phụ gia khác, không nên dùng.