Từ lúc em khỏi Covid-19 đến nay đã được 3 tháng. Khi ăn no hay ăn các món khó tiêu hóa, em thấy cơ thể mệt, tức ngực, khó thở, hơi buồn nôn và đi phân lỏng. Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng này là bị dạ dày hay hậu Covid-19? (Minh Hạnh, TP HCM)
Trả lời:
Những người bị nhiễm nCoV sau khi khỏi bệnh đường tiêu hóa sẽ bị tấn công. Tuy nhiên mức độ bị tấn công không nặng như tổn thương phổi. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, nCoV bám d𝓡ính trên bề mặt đường ruột qua các thụ thể gây tăng tiếp xúc trên niêm mạc ruột, gây viêm, dẫn tới các triệu chứng t𓄧iêu chảy, đau bụng đầy hơi.
Tại bệnh viện đa khoa Tâm A💖nh TP HCM có khoảng 50% bệnh nhân sau Covid-19 than phiền về đường tiêu hóa, ít nhất là một triệu chứng. Các triệu chứng thường là chán ăn (30%), tiêu chảy (20%) các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài 3-4 tháng sau khi khỏi Covid-19.
Các trường hợp bệnh nhân Covid-19 bị nCoV tấn công đ🥃ường tiêu hóa thường gặp các tình trạng rối loạn𝔍 phân lỏng, bụng sôi nhiều, chướng vùng thượng vị. Việc xác định những triệu chứng này là bệnh đường tiêu hóa hay hậu Covid-19 khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có hai trường hợp xảy ra.
Thứ nhất: một số người trước khi mắc Covid-19 đã có các triệu chứng về đường tiêu ꩲhóa. Khi nhiễm bệnh, các triệu chứng xuất hiện trở lại, thường tăng nặng▨ hơn so với trước. Trong trường hợp này Covid-19 chỉ là cơ hội để bệnh đường tiêu hóa quay lại.
Thứ hai: trước đây không mắc các bệnh về đư🐭ờng tiêu hóa▨ nhưng sau khỏi Covid-19 cơ thể gặp phải vấn đề như chứng khó tiêu (liên quan đặc biệt đến căng thẳng, lo âu), hội chứng ruột kích thích gây đau bụng, phân lỏng, hoặc táo bón.
Việc xác định bệnh tiêu hóa hay bệnh hậu Covid-19 không quan trọng. Nhiệm vụ ưu tiên của bạn là nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để đánh giá tình trạng và có phương pháp đi🏅ều trị phù hợp.
Bác sĩ Lê Thanh Quỳnh Ngân
(Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM)