Tôi rất đồng cảm với chia sẻ của tác giả bài viết "ཧCha già 100 tuổi vật vã làm thủ tục thừa kế cho conඣ" về những bất cập trong việc giải quyết thủ tục hành chính còn tồn tại ở ta. Cho nên, sau khi tham khảo Luật Thừa kế và nhìn những tấm gương người đi làm thừa kế ngoài thực tế, tôi đã có quyết định của riêng mình như sau:
𓆏Sau sinh nhật lần thứ 20 của con, mỗi khi mua bất cứ tài sản giá trị lớn gì, tôi đều để con đứng tên, như: xe, nhà, đất... Điều đó để tránh rắc rối khi phải sang tên, chuyển nhượng sau này. Còn những tài sản hiện tại thuộc sở hữu của tôi, sau khi qua tuổi 65, khi còn khỏe mạnh, tỉnh táo, tôi cũng sẽ cân nhắc sang tên phần lớn cho con mình. Thậm chí, tôi cũng có thể là sang tên hết luôn cho gọn và đã phiền hà về sau.
🐠Ngày trước, ba của tôi cũng đã tính trước rằng sẽ cho các con những gì. Lúc tôi 22 tuổi, ba đã sang tên toàn bộ tài sản thừa kế cho tôi. Anh trai của tôi cũng được cho tài sản ngay từ năm 20 tuổi. Còn lại, phần để ba mẹ dưỡng già thì đến năm anh trai tôi 28 tuổi, ba cũng sang tên nốt toàn bộ cho anh, với lời dặn: "Nguyện vọng của ba là chia đôi tài sản của mình, không phân biệt trai hay gái. Con là anh lớn nên giờ bảo quản phần này để lo cái chung trong nhà. Sau này ba mẹ mất hết thì còn tự cân đối mà chia thêm cho em".
>> 🅰Tài sản thừa kế giúp tôi vượt xa người bạn tay trắng vào đời
🅷Ba cũng lập tức chuyển tên chủ hộ trong hộ khẩu sang anh trai tôi. Vì sắp xếp mọi thứ ổn thỏa từ sớm, nên sau khi ba mất, anh tôi nghiễm nhiên tiếp quản mọi thứ tài sản trong nhà. Mẹ tôi chỉ thoải mái đi chơi, xem phim bộ an dưỡng tuổi già. Hôm nào chán, mẹ bảo tôi chở ra cửa hàng ngồi xem anh chị buôn bán. Cuộc sống của mẹ nhờ thế mà vui, khỏe, thanh thản.
♍Tôi vẫn nói với anh trai rằng: "Ba cho em bao nhiêu đây là đủ sống rủng rỉnh rồi. Em không cần lấy thêm nữa. Anh Hai cứ giữ hết mà lo cho mẹ, khỏi cần chia cho em mà phiền hà, phức tạp". Tuy nhiên, anh tôi vẫn nhất quyết để riêng một phần tiền, chờ con tôi đủ tuổi, sẽ tặng lại như quà của ông bà.
🦂Hiện tại, tôi thấy con mình vẫn ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, chi tiêu cần kiệm, rất giống anh em tôi hồi nhỏ. Nên tôi nghĩ sau này mình cũng sẽ học theo ba, sớm sang tên hết mọi thứ cho con ngay khi chúng trưởng thành. Điều đó vừa để con vừa có vốn làm ăn, vừa khiến mình đỡ vất vả quản lý tài sản, khỏi lo chuyện thủ tục sau này phát sinh rắc rối".
- 8 tuổi đã có thừa kế nhưng tôi không 'bẻ đất ăn dần'
- Tôi không cần tài sản thừa kế bố mẹ cả đời tích lũy
- 'Cả đời gom tiền mua đất để dành thừa kế cho con'
- Nhà tôi ba đời chia đều thừa kế
- Tôi cho con gái 50% tài sản thừa kế trước khi đi lấy chồng
- Gia đình tôi yên ổn khi cha mẹ chia đều thừa kế