"Thủ tướng Armenia đã đề nghị Tổng thống Nga bắt đầu quy trình tham vấn khẩn cấp nhằm xác định cách thức và mức độ Nga có thể hỗ trợ để giúp Armenia đảm bảo an ninh", Bộ Ngoại giao ꦍArmenia cho biết trong thông cáo ngày 31/10.
Thông báo được đưa ra sau khi Armenia và Azerbaijan từ chối ngừng bắn lần thứ tư sauꦺ cuộc đàm phán ngày 30/💃10 tại Geneva, Thụy Sĩ. Nga hiện duy trì một số căn cứ quân sự và đã ký với Armenia hiệp ước phòng thủ chung trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Nếu Nga đồng ý hỗ trợ an ninh cho💮 Armenia, xung đột giữa Yerevan và Bꦇaku liên quan đến vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh có thể leo thang lên một mức độ mới.
"Moskva sẽ cung cấp cho Yerevan mọi hỗ trợ cần thiết nếu đụng độ diễn ra trực tiếp trên lãnh thổ Armenia", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong thông cáo hôm nay, đồng thời kêu gọi các bên tham chiến tại Nagorno♈-Karabakh ngừng bắn.
Armenia và Azerbaijan nhiều lần đụng độ kể từ khi lực ✤lượng ly khai thân Armenia kiểm so♛át Nagorno-Karabakh sau cuộc chiến đầu những năm 1990 khiến 30.000-40.000 người thiệt mạng. Lần giao tranh mới nhất bùng phát ngày 27/9 tiếp diễn bất chấp Nga, Mỹ và Pháp nhiều lần làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/9 tuyên bố hiệp ước phòng thủ ký với Armenia không bao gồm khu vực Nagorno-Karabakh. Tuy nhiꦏên trong lá thư gửi Tổng thống Putin gần đây, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết cá🐎c hành động thù địch đang "tiến gần hơn đến biên giới của Armenia" và Azerbaijan đang được đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ.
🅺Pashinyan đề nghị Nga giúp đỡ Armenia trên cơ sở quan hệ chặt chẽ giữa hai nước và hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ được ký năm 1997.
Các bên tham chiến tại Nagorno-Karabakh đã ba lần đồng ý ngừng bắn trong các cuộc đàm phán do Nga, Mỹ và Pháp𒀰 làm trung gian, song những thỏa thuận𓆉 này đều nhanh chóng sụp đổ. Hơn 1.200 người Armenia và Azerbaijan thiệt mạng từ khi giao tranh bắt đầu, song số thương vong thực tế được cho là cao hơn nhiều.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)