Cựu tổng thống Armenia Serzh Sargsyan tuần trước tỏ ra ngạc nhiên khi tên lửa đạn đạo Iskander không được quân đội nước này sử dụng triệt để trong cuộc chiến tại vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh với Azerbaijan, dù đây là một 🅺trong những vũ khí có uy 🥃lực nhất của quân đội Armenia.
"Phát biểu của Sargsyan dường như nhắm vào tôi. Nhưng tôi tin người đặt câu hỏi nên có câu trả lời và không nên hỏi điều ông ấy đã biết rõ. Hoặc ông ấy cũng có thể trả lời câu hỏi 🐭vì sao các tên lửa Iskander được khai hỏa không phát nổ hay chỉ phát nổ với tỷ lệ 10%", Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói trong cuộc phỏng vấn hôm 24/2.
Phát biểu của Pashinyan thể hiện sự hoài nghi của Thủ tướng Armenia vào uy lực và độ tin cậy của Iskander, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật được Nga sản xuất và bá🌄n cho nước này. Khi phóng viên hỏi lại về thông tin trên, Pashinyan đáp lời: "Tôi không biết, có thể đó là vũ khí từ thập niên 1980".
Phát biểu của Thủ tướng Armen💦ia đã gây ra hàng loạt tranh cãi trong gi💖ới chuyên gia quân sự Nga.
"Iskander là hệ thống hoàn toàn mới, được phát triển từ cuối thập niên 1990 và biên chế cho quân đội Nga đầu những năm 2000. Hệ thống này rất đáng tin cậy và luôn có nhiều nước muốn mua. Nó đã được xuất khẩu cho Armenia và Algeria, chưa từng có thông tin về tình trạng phóng xịt hay gặp sự cố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát biểu của Thủ tư🅰ớng Armenia", Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, nhận xét.
Pukhov cho r⭕ằng Pashinyan là quan chức dân sự và không hoàn toàn hiểu rõ các vấn đề quân sự, trong đó bao gồm phương thức sử dụng và hiệu quả chiến đấu của tên lửa Iskander. "Bên cạnh đó l♛à yếu tố chính trị. Cựu tổng thống Sargsyan chỉ trích một đằng, còn Pashinyan trả đũa một kiểu", chuyên gia Nga cho hay.
Cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Armenia Movses Hakobyan hồi tháng 11/2020 thừa nhận nước này đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E vào lãnh thổ Azerbaijan trong những ngày cuối cuộc xung đột. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Armen🌊ia chưa bao giờ xác nhận đã sử dụng tên lửa Iskander trong chiến đಞấu.
Nguồn tin giấu t🐈ên trong Bộ Quốc phòng Azerbaijan tiết lộ Armenia đã phóng 4 tên lửa Iskander trong cuộc xung đột, nhưng không quả đạn nào trúng mục tiêuꦿ.
Armenia đặt mua 4 tổ hợp Iskander cùng ít nhất 25 quả đạn với tầm bắn 280 km từ Nga, trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Một số xe bệ phóng đã xuất hiện trong cuộc duyệt binh tại thủ đô Yerevan hồi tháng 9/2016. Với độ chính xác cao và sức công phá lớn,💃 Iskander được đánh giá là vũ khí tạo nên sức mạnh răn đe rất lớn cho Armenia.
"Iskander là hệ thống rất đặc biệt, quả đạn có q🍎uỹ đạo không thể dự đoán, khác với tên lửa Scud trước kia. Với trường hợp của Armenia, câu hỏi là ai đã điều khiển loại vũ khí này. Nếu đó là các lính nghĩa vụ thiếu kinh nghiệm thì bất kỳ vũ khí nào cũng có thể mất hiệu quả chiến đấu", Pukhov nói th💃êm.
Vũ Anh (Theo Sputnik)