Trong căn nhà nằm ngay sau nhà thờ An Nhơn, quận Gò Vấp, bà Nga ngồi lọt thỏm giữa những chồng vải, túi quần áo và đồ nghề may mặc. Vừa lựa vải để cắt may thành một c🐓hiếc quần, bà vừa kể các cháu cứ giục bà nghỉ để giữ sức khỏe vì mới khỏi Covid-19. "Nhưng tôi không chịu. C🎶òn sống, còn sức khỏe thì phải làm việc có ích", bà nói.
"Việc có ích" của bà gần 35 năm là may quần áo gửi cho trẻ em miền núi, nhặt mấy cái túi nilon về giặt sạch tặng lại cho các tiểu thương ngoài chợ đựng rau h💃ay xin mấy tấm gỗ người ta bỏ đi, đóng thành ghế tặng cho nhà chùa. Ngày làm việc của bà thường kéo dài đến gần 10h tối.
Là chị cả trong gia đình, ✨cha mẹ mất sớm, bà Nguyễn Thị Nga phải bươn chải nuôi nấng sáu đứa em. Khi các em lập gia đình và ra ở riêng, bà cũng không còn trẻ nên ở vậy một mình hơn 30 năm nay.
Năm 1987, trong dịp đi cùng nhóm bạn lên Tây Nguyên, bà chứng k🌺iến những đứa trẻ con, những người bị bệnh phong phải sống tách biệt trong rừng sâu, không có quần áo mặc, chăn đắp. Sau chuyến đi đó, bà Nga đến các tiệm may xin vải vụn về cắt thành quần áo, có dịp là mang lên các trại phong ở Pleiku, Gia Lai... cho tụi nhỏ.
Ban đầu, bà chỉ định giúp đỡ một vài chuyến rồi thô🎉i nhưng mỗi lần đến lại thấy người dân vẫn còn thiếu thứ gì đó. Không chỉ quần áo mà còn cả xà rông hay chăn mền, lương thực... Những người phụ nữ đặc biệt thích chiếc vòng cổ hạt cườm bà đang đeo. "Họ cũng ao ước có một món trang sức", bà nghĩ và tự "khoác" thêm cho mình một công việc mới: Xỏ hạt cườm làm vòng cổ🐻.
Năm 2000, bà Nga phát hiện bị ung thư vú. Ba tháng sau ca ph𒆙ẫu thuật, trong khi ngực vẫn còn băng b💜ó bà đã lại theo xe của đoàn thiện nguyện lên núi vì muốn trao tận tay món quà mình làm ra. "Đã làm là phải làm đến cùng, thấy kết quả tôi mới mãn nguyện", bà Nga nói.
Ông Nguyễ꧒n Văn Chiến, một người dân sống cạnh nhà thờ An Nhơn cho biết, bà Nga được nhiều người ♔dân phường 17, quận Gò Vấp biết đến với việc làm thiện nguyện nhiều năm nay. "Nhiều lần tôi thấy bà đội nón nhặt ve chai trong xóm. Hỏi thì cụ nói đem về bán lấy tiền nuôi heo đất". Hóa ra ngoài việc may quần áo, xỏ hạt cườm bà còn âm thầm nuôi heo đất từ tiền bán ve chai, tiền các cháu, bạn bè biếu tiêu vặt. Năm nay, bà đặt chỉ tiêu nuôi hai con heo đất, một con dành mua 2 tấn gạo, một con mua 200 thùng mì.
Thấy bà sống một mình, người dân phường 17 thi thoảng gọ꧋i đùa là "Má Ba cô đơn". Nghe xong bà chỉ cư🀅ời, trả lời: "Tui làm nhiều việc lắm thời gian đâu mà nghĩ tới cô đơn".
Diệp Phan